Công nghệ - Sản phẩm

Các nhà sản xuất lớn hợp tác để tạo ra chuẩn chung cho IoT

Nhiều hãng sản xuất phần cứng lớn đã bắt đầu hợp tác để tạo nên một tiêu chuẩn chung cho những thiết bị kết nối với nhau trong thế giới Internet of Things.

Intel, Samsung và Dell là những thành viên sáng lập của Open Interconnect Consortium (OIC). Tổ chức này trong năm nay sẽ đưa ra những thông số kỹ thuật đầu tiên cho việc truyền tải dữ liệu phức tạp giữa những thiết bị mà không phụ thuộc vào hệ điều hành, dạng phần cứng cũng như công nghệ truyền thông không dây.

Các công ty tham gia OIC sẽ đóng góp những mã nguồn mở để các nhà phát triển có thể tạo ra những gói phần mềm phục vụ cho việc liên lạc và thông báo giữa các thiết bị trong IoT như thiết bị di động, remote điều khiển, thiết bị đeo, đồ gia dụng và các bộ cảm biến khác.

Những công ty đầu tiên tham gia tổ chức này sẽ phải thiết lập các tiêu chuẩn chung cho việc kết nối, tìm và phát hiện, sau đó xác thực giữa các thiết bị. Bên cạnh đó, họ cũng phải tạo nên những công cụ thu thập dữ liệu thu được từ những ngôi nhà thông minh, các thiết bị điện tử hay các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất trong doanh nghiệp.

Nhóm tiêu chuẩn Open Interconnect Consortium sẽ tập trung hơn vào tính bảo mật và xác thực
Mục tiêu sau đó của OIC là hướng đến các ngành dọc như ô-tô, chăm sóc sức khoẻ - nơi các thiết bị và công nghệ truyền thông có sự khác biệt rất lớn.

Đại diện Intel cho biết rằng, theo IDC thì đến năm 2020 sẽ có khoảng 212 tỷ thiết bị được kết nối, điều này cho thấy sự cần thiết cần phải có một chuẩn chung cho IoT. Nền tảng IoT của OIC sẽ tạo ra một cách thức “sạch sẽ” trong trao đổi thông tin và vượt qua những rào cản vốn có của việc truyền tải dữ liệu không dây, cơ chế xác thực, công nghệ bảo mật và sự khác biệt về hệ điều hành.

Đại diện Intel cho rằng, các nhóm IoT khác không tập trung vào tính bảo mật và xác thực. OIC sẽ chia sẻ những thông số kỹ thuật và mã code với các nhóm khác để có một giao diện chung cho IoT (Internet of Things – Internet của Vạn vật).

OIC sẽ xác nhận những thiết bị tương thích với chuẩn của nó. Nhóm tiêu chuẩn này sẽ có thể hoạt động trên các tiêu chuẩn khác như công nghệ không dây Wi-Fi, Bluetooth, ZigBee và NFC.

Thành viên sáng lập khác của OIC cũng có nhà sản xuất chip Atmel và Broadcom. OIC cũng sẽ làm việc với các nhà sản xuất thiết bị khác để có thêm nhiều thành viên hơn trong tương lai. Số lượng thành viên sẽ được công bố vào cuối năm sau.

OIC không phải là nhóm tiêu chuẩn đầu tiên trong IoT. Cách đây vài ngày, Microsoft cũng đã gia nhập nhóm tiêu chuẩn AllSeen Alliance, một liên minh khoảng 50 doanh nghiệp công nghệ thành lập tháng 12/2013. Bao gồm nhiều tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, thiết bị trong nhà, tự động hóa, Internet của vạn vật, chipset hay phát triển phần mềm như Haier, LG, Panasonic, Qualcomm Connected Experiences, Sharp, Silicon Image, Technicolor và TP-Link– với mục tiêu thúc đẩy những công nghệ và giao thức liên quan đến sản phẩm nhà thông minh (smarthome).

Nền tảng mở AllIoyn của Qualcomm hứa hẹn một thế giới kết nối tốt hơn cho IoT.

Bên cạnh đó, Qualcomm và các doanh nghiệp công nghệ tin rằng việc sớm thiết lập các tiêu chuẩn dành cho mọi thiết bị thông minh, như nhà, xe hơi và thiết bị di động sẽ giúp thúc đẩy việc cho ra đời các sản phẩm mới từ phía nhà sản xuất. Vì thế, bên cạnh AllSeen Alliance và OIC, Qualcomm cũng đang là đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển một chuẩn mang tên AllJoyn và hoàn toàn miễn phí sử dụng cho các công ty có nhu cầu.

“Microsoft tin rằng Internet of Things không còn là một khái niệm trong tương lai nữa mà đã hiện hữu trong các thiết bị và hệ thống đám mây xung quanh chúng ta”, đại diện Microsoft phát biểu. “Để Internet of Things thật sự thành công thì cần phải xác định rõ các thách thức trong kết nối và quản lý các thiết bị, tương tác với các dịch vụ đám mây và dữ liệu và AllSeen Alliance chính là một nỗ lực quan trọng để hợp tác xác định những thách thức này.”

PCWorld

AllJoyn, chuẩn IoT, Intel, internet of things, OIC, Open Interconnect Consortium, Qualcomm


© 2021 FAP
  3,075,044       34/1,098