Giao thức HTTP/2 sẽ tăng tốc độ duyệt web mặc dù nó khiến máy chủ web phải vận hành nhiều hơn.
Nhóm Internet Engineering Task Force đang trong giai đoạn hoàn thiện giao thức HTTP/2, là phiên bản thứ 2 của Hypertext Transport Protocol (HTTP). Nhóm này đã đưa ra bản thảo cuối cùng, thúc giục các bên lên tiếng về chuẩn mới này trước khi nó trở thành đặc tả Internet hoàn chỉnh.
Tuy vậy, chẳng ai hoàn toàn thỏa mãn với chuẩn dự thảo ấy.
"Có quá nhiều yếu tố mới trong chuẩn dự thảo này, nhưng bên cạnh đó nếu nhìn thật kỹ cũng có vài khía cạnh không tốt," ông Greg Wilkins, trưởng nhóm phát triển nguồn mở phần mềm máy chủ Jetty, ghi trên trang blog cá nhân của ông hôm thứ 2 đầu tuần này.
Tuy vậy, những người khác vẫn ủng hộ HTTP/2 và cho rằng đáng lẽ chuẩn này nên xuất hiện từ sớm.
Nhiều người dùng đang thử nghiệm giao thức mới này. Theo ông Owen Garrett, trưởng nhóm sản phẩm phần mềm máy chủ NGINX nhận xét những phản hồi ban đầu có vẻ chung chung nhưng đều cho rằng tốc độ lướt web có cải thiện nhiều.
Phiên bản HTTP 2.0 này phần lớn dựa trên giao thức SPDY do Google phát triển, hứa hẹn sẽ phù hợp hơn với cách mà người dùng lướt web so với HTTP.
Vấn đề của HTTP là nó quá đơn giản, do vậy nó rất vất vả để tải mọi nguồn tài nguyên cần có cho việc dựng một trang web. Và SPDY giải quyết được khó khăn này.
Trong khi thế hệ trang web đời đầu phần lớn là đơn giản và nhỏ, tĩnh thì các trang web hiện nay lại được sử dụng như một nền tảng để phân phối ứng dụng và có nhiề nội dung đa phương tiện, thời gian thực rất nặng.
Tốc độ của HTTP/2 hơn hẳn HTTP ở vài yếu tố. HTTP/2 cho máy chủ gửi tất cả các thành phần khác biệt của một trang web được yêu cầu cùng một lúc, loại bỏ chuỗi tin theo dạng tuần tự, gửi tới lui theo kiểu của HTTP.
HTTP/2 cũng cho phép máy chủ và trình duyệt nén HTTP, giảm được nhiều lượng dữ liệu cần truyền giữa 2 máy chủ và máy khách.
Kết quả là HTTP/2 sẽ hữu ích cho các tổ chức, công ty cần có trang web phức tạp, nhất là trong trường hợp cần ứng dụng toàn cầu hoặc trong mạng tốc độ chậm, người dùng di động…
Cho dù một số chuyên gia ủng hộ giao thức mới này nhưng vẫn có vài mảng còn khiến họ quan ngại. Ví dụ HTTP/2 có thể khó vận hành chung được với các giao thức web mới khác, nhất là giao thức WebSocket gần đây.
HTTP/2 cũng không rạch ròi giữa 2 lớp tách biệt mà trước đây HTTP phân biệt rất rõ ràng: lớp ngữ nghĩa (semantic layer) mô tả chức năng; và lớp framework xác định cấu trúc. Nên sẽ dễ dàng hơn cho các nhà phát triển khi họ muốn viết các giao thức cho một đặc tả nào đó có các lớp cụ thể.
Giao thức này cũng có khả năng làm ẩn nội dung, trong đó có những nội dung độc hại ngay bên trong phần header, bỏ qua các cảnh báo tường lửa trong các hệ điều hành hiện nay.
HTTP/2 cũng khiến máy chủ tốn nhiều tài nguyên hơn vì nó gửi nhiều yêu cầu xử lý hơn. Kết quả là một ứng dụng web nếu không dựa vào bộ đệm cache hoặc cân bằng tải thì có thể làm điều này với HTTP/2.
Trong khi đó, theo ước tính của W3techs, giao thức SPDY đã sử dụng được 1% tổng số website hiện nay.
NGINX là tổ chức ủng hộ mạnh mẽ SPDY và HTTP/2, do vậy không có gì ngạc nhiên khi phần mềm máy chủ NGINX được thiết kế dành cho các trang web nặng về nội dung. Theo W3techs, có khoảng 88% trang web sử dụng SPDY chạy phần mềm máy chủ NGINX. Tuy vậy, tổ chức này vẫn khuyến cáo SPDY vào dạng "thử nghiệm", vì công nghệ này vẫn chưa có đặc tả kỹ thuật chính thức.
giao thức tăng tốc web, http, http/2