Công nghệ - Sản phẩm

Edward Snowden: Lộ mặt (phần cuối)

Hơn bất kỳ điều gì, Snowden sợ một sai lầm ngớ ngẩn nào đó phá hỏng hết những nỗ lực, công sức mà anh bỏ ra cho đến giờ.

(Tiếp theo phần 6)

Lúc ấy, anh cũng biết có rất nhiều thứ liên lụy khủng khiếp xảy đến. "Thực sự rất khó để bước ra ánh sáng, không chỉ vì tôi tin vào thứ gì đó nhưng tôi còn đủ niềm tin để có thể đặt cược chính bản thân mình để nhóm đống lửa thui trụi nó."

Nhưng anh cảm thấy mình không còn chọn lựa nào khác. Hai tháng sau, anh đáp chuyến bay đến Hong Kong với một chiếc túi đầy bút nhớ.

Vào buổi chiều của lần gặp thứ ba với nhà báo James, cách khoảng 2 tuần sau lần gặp đầu tiên, Snowden trực tiếp đến phòng khách sạn của James. James cũng đổi khách sạn vài lần, lúc ấy là ông đang ở khách sạn National, phía bên kia đường là điện Kremlin và quảng trường Đỏ. Lenin từng sống ở khách sạn này, phòng 107, và có cả cái bóng của Felix Dzehinsky, vị tình báo trưởng thời Xô-viết, luôn đeo bám những lối đi trong khách sạn.

Nhưng cái bóng ấy không phải là nỗi sợ của Snowden mà chính là các tay sếp cũ của anh, CIA và NSA. "Nếu có ai đó đang tìm tôi thì họ có cả đội, nhiệm vụ của đội ấy là hack tôi. Tôi không nghĩ họ xác định được vị trí của tôi nhưng chắc chắn là họ luôn giám sát những kẻ đang nói chuyện trực tuyến với tôi. Thậm chí nếu họ không biết bạn đang nói cái gì vì đường truyền được mã hóa thì họ vẫn có được rất nhiều thông tin khác như bạn đang nói với ai, nói khi nào."

"Tôi không phải là người có xu hướng tự hủy mọi thứ. Tôi không muốn tự hiến tế mình và tự xóa danh tính mình ra khỏi trang web lịch sử. Nhưng nếu bạn không nắm lấy cơ hội thì không thể thắng được", anh nói. Vì thế, anh đi một bước trước những kẻ đang theo dấu anh. Dù vậy, anh cũng thừa nhận "Tôi đang bị trượt và đến một lúc nào đó họ sẽ hack được tôi. Điều đó trước sau gì cũng xảy ra."

Thực sự, một số người liên lạc với anh đã phạm sai lầm. Năm ngoái, Greendward không thể mở được một mã hóa tài liệu mật của GCHQ, là đối tác Anh Quốc của NSA, mà Snowden gửi cho ông. Vì vậy, anh gửi cho cộng sự lâu năm là David Miranda từ quê nhà ở Rio đến Berlin để lấy một bộ tài liệu mật khác từ tay Poitras. Tờ Guardian đặt một chỗ giao nhận tại London. Và GCHQ giám sát, phát hiện được. Chính phủ Anh tóm gọn Miranda ngay khi ông vừa đến Anh và tra khảo anh đến 9 tiếng liên tục. Ngoài ra, một ổ cứng gắn ngoài chứa 60 gigabit dữ liệu, khoảng 58.000 trang tài liệu, của ông cũng bị tịch thu. Mặc dù mọi tài liệu ấy được mã hóa bằng một chương trình mã hóa phức tạp tên là TrueCrypt nhưng chính phủ Anh Quốc phát hiện một tài liệu của Miranda chỉ sử dụng mật khẩu, và họ giải mã được khoảng 75 trang. Đến nay, Greenwald vẫn chưa truy cập được toàn bộ tài liệu của GCHQ cất giữ.

Một lo lắng khác của Snowden là thứ mà anh gọi là thứ chai lì của NSA. "Một người chết thì được coi là thảm kịch, còn một triệu người chết thì họ chỉ coi đó là số liệu." NSA không cảm thấy một điều gì đó tội lỗi trong hành động của họ nữa.

Snowden cũng không hy vọng gì ở kỳ bầu cử tiếp theo, rằng sẽ có một cuộc cải tổ chính sách nào đó. Cuối cùng, anh nghĩ rằng chúng ta nên đặt niềm tin vào công nghệ, không phải vào các chính trị gia nữa. "Chúng ta có phương tiện và chúng ta có công nghệ để có thể chấm dứt khả năng giám sát trên diện rộng của NSA mà không vấp phải bất kỳ hành động nào mang tính pháp lý, mà không phải thay đổi chính sách gì khác. Câu trả lời là công nghệ mã hóa bảo mật. Cơ bản chỉ là đem bảo mật trở thành chuẩn mặc định cho mọi thông tin truyền thông, chúng ta có thể chấm dứt được ngay vấn đề giám sát đại trà, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới."

Snowden cho biết cho đến nay nhiều phát hiện mới dần dần hé lộ. "Chúng ta chưa thấy được hồi kết", anh nói. Do vậy, vài tuần sau buổi phỏng vấn này, tờ The Washington Post có đưa ra nhận định rằng chương trình giám sát của NSA thu thập nhiều dữ liệu người dùng vô tội của Mỹ hơn là dữ liệu của những đối tượng cụ thể ở nước ngoài cần theo dõi. Có đến hàng trăm ngàn trang tài liệu mật đã bị tiết lộ cho đến nay nhưng không có tài liệu nào đề cập đến một kẻ tay trong nào khác ngoài Snowden. Nhưng anh cho rằng thông tin đó nếu có chứa trong bất kỳ tài liệu mật nào bị lộ trong thời gian tới thì "Câu hỏi cho chúng ta bây giờ không phải là câu chuyện bí mật kỳ thú nào kế tiếp, mà là chúng ta sẽ phải làm gì với nó?"

(HẾT)

Ghi chú: Đây là câu chuyện của cộng tác viên kỳ cựu James Bamford về Edward Snowden, được đăng trên tờ The Wired số tháng 9/2014, được PCWorld Việt Nam trích lược.

PCWorld

Edward Snowden


© 2021 FAP
  3,459,807       2/1,051