Trong khi CEO Apple, ông Tim Cook, đang bị một số công ty công nghệ đánh giá tiêu cực về tính bảo mật trong sản phẩm Apple thì có vài điều chúng ta nên nhìn lại.
“Bạn không phải là sản phẩm”
Apple nay có bộ mặt hoàn toàn khác trước. Ông Cook đã bày tỏ ý kiến của ông về tính riêng tư người dùng trong một bài nói chuyện gần đây với Charlie Rose. Ông nghĩ rằng tính riêng tư là quan trọng và tin người dùng cũng nghĩ giống ông. Ông không quan tâm nhiều về những công ty chuyên lợi dụng cơ sở dữ liệu người dùng như NSA.
“Mục tiêu của Apple là bán sản phẩm”, ông Cook nói và chỉ vào chiếc iPhone. “Kinh doanh của Apple không dựa trên thông tin người dùng. Bạn không phải là sản phẩm. Sản phẩm của Apple là đồng hồ, máy Mac… Chúng tôi không đọc email của bạn, chúng tôi không xem iMessages của bạn. Nếu chính phủ Mỹ có lệnh khám xét iMessages của bạn thì chúng tôi cũng không thể cung cấp được, vì nó được mã hoá và chúng tôi không có chìa khoá để mở nó.”
Tiền là trên hết
Điều này khiến vài đối tác từng hy vọng làm việc với Apple phải bực mình. Dịch vụ iAds của Apple dường như mờ nhạt, không phải bởi vì nó không gây được sự chú ý của người dùng nhưng vì công ty từ chối không cho các công ty tiếp thị dễ dàng truy cập được dữ liệu người dùng. Những công ty khác trong thị trường quảng cáo di động không xem tính riêng tư người dùng quan trọng như lợi nhuận của họ. Nhưng đó không phải là cách Apple kinh doanh.
Ông Cook chỉ rõ “Tôi nghĩ mọi người đều phải hỏi ‘Các công ty ấy kiếm tiền như thế nào?’. Nếu họ kiếm tiền dựa vào việc thu thập dữ liệu cá nhân người dùng thì tôi nghĩ bạn có quyền lo ngại và bạn nên thực sự biết được dữ liệu của mình bị sử dụng ra sao. Tôi nghĩ các công ty thu thập dữ liệu ấy nên rõ ràng với người dùng về vấn đề này.”
Hành động của Apple
Ví dụ như Apple Pay, công ty không thu thập dữ liệu bạn từng mua cái gì và họ cũng không muốn thu thập dữ liệu ấy.
Liên hệ đến vụ việc rò rỉ thông tin của Snowden, Apple tiết lộ chính phủ Mỹ bao nhiêu lần ép họ phải chia sẻ thông tin người dùng, mà theo ông Cook là “từ 0 lần đến 250 lần”.
Có rất nhiều ví dụ, chí ít là thể hiện được việc Apple không theo dấu người dùng trên iCloud.
Tầm quan trọng của quan điểm Apple không đụng đến dữ liệu người dùng chưa hẳn khiến người dùng yên tâm hoàn toàn. Bạn hãy nghĩ kỹ lại xem. Không chỉ điện thoại lúc nào cũng theo bạn cả ngày lẫn đêm, nhưng chúng còn tác động đến thiết bị gia đình, xe cộ, thị trường sức khoẻ y tế, các thiết bị kết nối khác và đều liên quan đến những thông tin về bạn gồm:
Danh sách này vẫn còn dài nữa.
Bạn đã sẵn sàng chưa?
Thiết bị di động sử dụng những loại thông tin như những câu hỏi bên trên để thực hiện một số tác vụ cho bạn. Và do vậy, đây có thể xem là sự đổi chác giữa tính thuận tiện và tính riêng tư. Bạn thích thuận tiện thì không còn riêng tư, và ngược lại, còn nếu muốn cả hai thì không thể.
Nhiều bài viết nói về lỗ hổng bảo mật và rủi ro trong những thiết bị IoT (Internet of Things). Bạn cũng cần cân nhắc về điều này. Nếu chính phủ có thể lấy thông tin cá nhân của bạn được thì bất kỳ tin tặc nào cũng có thể làm được điều đó, mà trogn đó nhiều yếu tố cuộc sống lại gói gọn trong thiết bị di động của bạn, và bạn cần phải cân nhắc rủi ro khi bỏ mọi quả trứng vào một chiếc rổ.
Vài dự đoán
Apple, privacy, Tim Cook, tính riêng tư