Công nghệ - Sản phẩm

Internet: Từ không gian mạng đến mọi nơi

(PCWorldVN) Cách đây 20 năm, chúng ta nghĩ không gian mạng là một nơi có nhiều điều kỳ lạ để ghé thăm. Nhưng bây giờ, nó đang trở thành tất yếu trong đời sống hàng ngày.

Trong cuốn tiểu thuyết khoa học “Snow Crash” của Neal Stephenson xuất bản năm 1992, ông hình tượng ra một tương lai mà con người sống trong một thế giới thực rất bề bộn, bẩn thỉu nhưng mọi người có thể thông qua một mạng máy tính đẻ “nhảy” vào trong thế giới Metaverse, là một không gian ảo đẹp đẽ, tráng lệ hơn thế giới thực nhiều (Metaverse: không gian ảo – môi trường được tảo bởi máy tính mà người dùng có thể tương với nhau).

Nhìn lại bây giờ, công nghệ trực tuyến phát triển theo một hướng khá khác biệt so với tưởng tượng của ông Stephenson lúc ấy. Mặc dù cũng liên quan đến không gian mạng nhưng nó không phát triển tách riêng, song song với đời sống thực mà nó phát triển hoà quyện, thắt buộc vào nhau.

Sau đây là hai ví dụ rõ ràng cho điều này. Nếu đang lái xe đi chơi xa, bạn tìm đường bằng Google Maps trên smartphone, nó sẽ chỉ bạn đi những con đường tắt để tránh kẹt xe hay lở đất. Rồi khi đến một địa điểm nào đó và bắt đầu lên lịch cho chuyến đi sáng hôm sau, bạn kiểm tra ứng dụng dự báo thời tiết như Yahoo Weather hay Dark Sky…, có thể xác định chính xác Sapa sáng mai có mưa hay không để bạn thay đổi kế hoạch thay vì đi vào bản làng mà chuyển sang đi mua sắm ở chợ.

Bạn sử dụng Google Maps trên thiết bị di động để tìm đường đi

Ứng dụng dụng Yahoo Weather cho biết tình hình thời tiết nơi bạn muốn đến
 

Hai ứng dụng đơn giản trên đã cho thấy công nghệ số đang kết nối và cải thiện chất lượng sống của chúng ta như thế nào, theo cách “âm thầm”, có thể bạn không chú ý nhưng lại rất hữu ích. Mối dây liên kết này càng bền chặt hơn khi mạng băng rộng không dây ngày càng phổ biến, khiến việc bạn kết nối mạng hầu như liên tục, tức thời. Khả năng này rất khác so với thời kỳ đầu của Internet, khi khái niệm trực tuyến có nghĩa là kết nối PC vào modem quay số và đăng nhập vào một mạng lưới rất chậm chạp, còn tốc độ truy cập hiện nay cao hơn vài ngàn lần so với modem có băng thông 300 bps thời xưa. Đồng thời, thiết bị truy cập mạng không chỉ còn là chiếc PC truyền thống nữa, mà còn từ điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khác.

Một thế giới không dây

Không sai khi nói Mỹ có nhiều người kết nối Internet nhất. Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD, Mỹ vừa gia nhập vào 6 quốc gia OECD để đạt tới 100% độ phủ băng thông rộng, có nghĩa là dân số Mỹ có bao nhiêu thì có bấy nhiêu người dùng Mỹ đăng ký kết nối không dây. Nhưng Phần Lan vẫn là quốc gia có tỉ lệ kết nối mạng cao nhất thế giới, với gần 125 kết nối trên mỗi 100 cư dân.

Điện thoại thông minh kết nối Internet nhiều nhất, và đang trở thành thiết bị thống trị trong dòng thiết bị di động có kết nối. Theo IDC, năm nay có hơn 1 tỉ điện thoại thông minh bán ra trên toàn cầu.

Thậm chí có những số liệu cho thấy chúng ta thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh như thế nào. Theo Mary Meeker của KPCB, trung bình mỗi người trong một ngày sử dụng điện thoại đến 150 lần để làm mọi thứ, từ nhắn tin đến gọi điện, đến lướt mạng xã hội và đọc tin tức. Chúng ta cũng sử dụng điện thoại để tìm đường, tải nhạc, chơi game trực tuyến, đặt chỗ, chia sẻ hình ảnh với bạn bè… Tất cả đều sử dụng mạng băng rộng liên tục.

Chúng ta “dựa dẫm” vào điện thoại di động còn rõ ràng hơn nữa qua một nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab. Nghiên cứu này cho rằng có hơn 40% người dùng điện thoại thông minh toàn cầu sử dụng điện thoại để truy cập Internet trước khi họ ra khỏi nhà vào buổi sáng, và có hơn 50% người dùng kiểm tra ngay điện thoại ngay sau khi họ thức dậy. Mức độ sử dụng càng ngày càng tăng và một nửa người dùng truy cập Internet ngay trên giường trước khi đi ngủ. Theo các nhà nghiên cứu, kết quả là “chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà không còn phân biệt chuyện chúng ta nói trực tuyến hay ngoại tuyến nữa vì lý do đơn giản là không còn khoảng cách giữa hai thế giới này.”

Các nhà nghiên cứu kết luận thực tế là bây giờ chúng ta “ít nhiều luôn kết nối Internet.”

Đồng hồ thông minh Apple Watch cho bạn biết nhiều thông tin về sức khỏe của mình
 

Điều gì khiến thiết bị và ứng dụng di động trở nên tuyệt vời như vậy (nhưng không phải dễ gây nghiện)? Đó là chúng cho chúng ta có thể truy cập tức thời chỉ bằng cách chạm vài lần vào dịch vụ mà chúng ta muốn. Chúng ta chỉ nghĩ phải làm sao “định vị” hoặc “tương tác” được với thiết bị mà thôi. Sức mạnh ẩn chứa của ứng dụng cũng đến từ khả năng xử lý tính toán trên đám mây tăng lên rất nhiều, kết hợp với thông tin cá nhân và dữ liệu ngữ cảnh mà các dịch vụ ấy tận dụng, xử lí và tuỳ biến cho chúng ta.

Kết nối tương lai

Có thể nói kết nối giữa chúng ta và Internet ngày càng liên tục và ổn định hơn. Những ai trong chúng ta từng đeo trên người những thiết bị theo dõi sức khoẻ cũng quen với việc chúng đếm bước chân và ghi nhận lại mọi hoạt động (đồng thời trong nhiều trướng hợp, chúng cũng chia sẻ thông tin ấy với người khác). Thị trường cũng xuất hiện những thiết bị đeo trên người mới như mắt kính kết nối (Google Glass), tai nghe kết nối (Peared) và vòng tay (như Apple Watch), và thậm chí có cả vòng thông minh Band-Aids theo dõi mọi chức năng thể lý của ta.
Xa hơn loại thiết bị đeo trên người là thiết bị có thể cấy ghép. Mọi nhà sản xuất xe cardiac ở Mỹ đều được yêu cầu thu thập và truyền thông tin sức khoẻ của người dùng và của chính thiết bị. Khi các cảm biến thể lý ngày một nhỏ hơn và mạnh hơn thì chúng ta sẽ dùng chúng để tiếp tục giám sát sức khoẻ của mình. Và trên những thiết bị cá nhân đó sẽ là một vũ trụ Internet of Things, gồm hàng tỉ thiết bị kết nối trực tuyến. Lúc ấy, mọi vật đều kết nối với nhau.

Khi chúng ta đang dần tiến đến thế giới mà mọi thứ đều kết nối và trực tuyến thì Metaverse đang dần hiện lên ở chân trời.

Công nghệ Wi-fi kết nối không dây mọi thiết bị với Internet
 

Nguồn tài nguyên quý giá nhất

Nguồn tài nguyên tối quan trọng để giúp Internet hiện diện khắp mọi nơi là phổ điện từ sử dụng trong truyền thông không dây. Như là tài sản chung, phổ điện từ này có giới hạn số lượng. Những dải tần khác nhau trong phổ được phân chia cho từng mục đích khác nhau. Điều khiến cho truyền thông không dây rất hấp dẫn là nó có đầy đủ tính năng, từ tầm ngắn (như Bluetooth) đến tầm trung (Wi-fi và dịch vụ di động), đến tầm xa (phát sóng radio).

Ở Mỹ, từ năm 1912, chính phủ Mỹ chỉ định phổ băng tần cho từng mục đích sử dụng và từ năm 1934, trách nhiệm điều tiết băng tần dành cho dân dụng thuộc về Uỷ ban truyền thông liên bang FCC, Mỹ. Vài dải tần (như băng rộng và dịch vụ di động) được cấp phép, có nghĩa là FCC phải cho phép một bên cụ thể nào đó sử dụng một dải tần cụ thể nào đó. Nhưng có những dải tần khác (như Wi-Fi và Bluetooth) không được cấp phép, có nghĩa là mọi người tự do sử dụng miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ, một trong những băng tần mới không được cấp phép là MBAN (Medical Body Area Networks), thuộc truyền thông cự ly ngắn, điện năng thấp để giám sát sức khoẻ cá nhân.
Nhưng đối với dân dụng, trong đó có mọi băng tần từ radio, phát sóng truyền hình và vệ tinh cho đến dịch vụ điện thoại và Wi-Fi thì hiện chỉ có một vùng nhỏ tài nguyên dải băng tần được sử dụng mà thôi, trong đó chính phủ Mỹ (phần lớn là Bộ Quốc phòng) quản lý gần 3/4 băng tần còn lại. Điều đáng nói là các ứng dụng không dây ngày một nhiều nhưng lượng băng thông mở ra cho dân dụng lại vẫn không thay đổi. Thực tế là hầu hết dải tần hiện nay đều không được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Vấn đề là chúng ta không phải đối diện với việc thiếu băng tần, mà là chúng ta chưa sử dụng băng tần hiệu quả. Nhưng có một điểm sáng ở Mỹ là họ cũng đã nhận ra điều ấy và Uỷ ban năng lượng và thương mại Mỹ đang cân xét cập nhật lại luật truyền thông, trong đó có làm mới lại chính sách về dải tần. Lần sửa đổi này cũng nêu ra những vấn đề như dải tần nào dành cho thương mại, dải tần nào không cần cấp phép, FCC nên đưa ra dải tần linh động hơn là chỉ định một dải tần cố định nào đó…

Bên cạnh những hạn chế về chính sách thì may mắn là các công nghệ mới lại đưa ra những giải pháp mới, giải quyết được vấn đề thiếu hụt băng tần. Các kỹ thuật như beamforming và an-ten động, sóng radio band agile và các kỹ thuật dẫn truyền như OFDMA (Orthogonal Frequen-cy-Division Multiple Access) sẽ cho nhiều người hơn chia sẻ cùng băng tần mà không xảy ra xung đột. Trong khi các nhà làm luật đang xem xét để đưa ra cơ chế nào cho việc xác định dải tần thì họ cần tận dụng các cơ hội bằng những cách tiếp cận mới, cũng như ước chừng những công nghệ mới hơn có thể xuất hiện trong tương lai.

Chúng ta phụ thuộc vào Internet không dây nên vấn đề phân bổ dải tần là yếu tố quan trọng bậc nhất. Và bởi vì dải tần được sử dụng cho nhiều mục đích và nhiều loại (từ cực ngắn cho đến trung và dài) nên các dải tần hoạt động cùng nhau sẽ mang lại những dịch vụ mới rất giá trị mà các nhà làm chính sách cần cân nhắc.
 

PC World VN, 10/2014
 

PCWorld

Internet, IoT, kết nối không dây, thiết bị đeo


© 2021 FAP
  3,455,854       4/1,178