(PCWorldVN) Internet of Things là một trong 3 làn sóng công nghệ nổi bật trong 50 năm trở lại đây trên thế giới và có khả năng là bùng nổ lớn nhất.
Internet of Things (IoT) có thể quan trọng hơn Internet trong việc định hình lại bức tranh hình của nền kinh tế. Tiềm năng mạnh mẽ của IoT sẽ tạo nên một kỷ nguyên mới cho sự thịnh vượng
Trong 50 năm qua, CNTT đã tạo ra hai lần biến đổi lớn hay còn được gọi là những làn sóng công nghệ. Làn sóng đầu tiên diễn ra vào năm 1960 và 1970 với việc ứng dụng CNTT để tác động vào quá trình tự động hóa, thiết kế và hoạch định sản xuất thông qua sự hỗ trợ của máy tính. Làn sóng thứ 2 là Internet và mới nhất chính là IoT.
Internet of Things sẽ tạo nên sự tăng trưởng kinh tế thế giới. |
Với IoT, CNTT đang trở thành phần không thể thiếu của một sản phẩm. Một sản phẩm mới trong tương lai không thể thiếu các cảm biến đi kèm, bộ xử lý và phần mềm. Và những sản phẩm này sẽ được kết nối với các hệ thống phân tích để xử lý dữ liệu. Sự kết hợp đó sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động của doanh nghiệp từ việc tạo ra các sản phẩm cho đến việc tương tác với khách hàng.
Những sản phẩm mới và tốt hơn sẽ tạo bước nhảy vọt về hiệu suất phát triển của nền kinh tế. Làn sóng thứ 3 của CNTT là sự chuyển đổi mang tính định hướng và có tiềm năng lớn hơn bao giờ hết tạo nên sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ so với 2 làn sóng trước.
Tuy nhiên sự nhận định này vẫn còn quá sớm, các nhà phân tích cho rằng IoT đang trong giai đoạn tương tự như năm 1995, thời điểm đó Amazon, eBay vừa xuất hiện trên Internet, sau đó là vào năm 1997 với Netflix và Google hồi năm 1998. Mọi người đều nhìn thấy được xu hướng tại thời điểm hiện tại nhưng một bức tranh tổng thể thì vẫn chưa có sự tập trung.
Các chuyên gia nghiên cứu về IoT tại Gartner cho rằng sự thay đổi cơ bản đang đến, nhưng để có thể định hình được thì cần 10-20 năm nữa. Hiện tại, sự quan tâm về IoT đang diễn ra bởi tất cả thành phần cần thiết từ các bộ cảm biến, ứng dụng... đang ngày càng được hoàn thiện.
Thiết bị cảm biến có mặt khắp mọi nơi. |
Làn sóng IoT có tiền đề để tin rằng các sản phẩm có thể trở nên thông minh và dễ dàng giao tiếp với người dụng với nhiều phương thức khác nhau. Mỗi sản phẩm trở thành một phần của một dịch vụ, và các sản phẩm không còn tồn tại như một thực thể độc lập. Ví dụ, SAS - một công ty giải pháp phần mềm đang hợp tác với các nhà sản xuất xe tải để đưa công nghệ về IoT vào sử dụng để phân tích, dự đoán các hoạt động qua dữ liệu thu được.
Tiềm năng của IoT có thể khó nhận ra vì các sản phẩm hiện nay chưa thể hiện rõ những thay đổi mà nó mang lại. Dữ liệu thu về chưa được sử dụng vào mục đích cụ thể, các dịch vụ tao ra cũng chưa có. Cạnh tranh về giá cả, hay dịch vụ còn tương đối mơ hồ. Tất cả những tiến bộ gần đây từ điện toán đám mây, thiết bị di động và dữ liệu lớn - hoặc mở rộng hoặc đang thay thế dần các hoạt động kinh doanh hiện tại, còn IoT chỉ mới là xu hướng mang tính trào lưu.
internet kêt nối vạn vật, internet of every things, IoT, thiết bị IoT, xu hướng công nghệ