(PCWorldVN) Những thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn có được thời gian sử dụng tốt nhất có thể có từ các loại pin sạc Li-ion bên trong smartphone, tablet hoặc laptop.
Đa số người dùng đều cảm thấy không hài lòng về thời gian dùng pin của các thiết bị di động như smartphone, tablet và laptop. Và hầu hết thiết bị hiện nay đều được trang bị loại pin tích hợp bên trong khiến cho thao tác thay pin rất khó, chưa kể đến việc những loại pin này thường đắt tiền. Chúng ta đều muốn pin thiết bị của mình có tuổi thọ pin tốt nhất và sau đây là 6 yếu tố cần lưu ý để có thể sử dụng pin được lâu nhất sau mỗi lần sạc.
1. Hiểu về chu kỳ sạc
Pin của bất kỳ thiết bị nào đều có tuổi thọ hữu hạn và điều này được cho là bị ảnh hưởng bởi "chu kỳ sạc", hay còn gọi là "chu kỳ pin". Đây là số chu kỳ sạc vào/xả ra mà pin thiết bị dự kiến sẽ chịu được trước khi không còn sử dụng được nữa. Nói đơn giản, mỗi lần pin bị dùng đến mức cạn kiệt sẽ được tính là hết một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới khi được sạc đầy lại.
Pin của iPhone được thiết kế để giữ lên đến 80% công suất ban đầu sau khi trải qua 500 chu kỳ sạc đầy và xả. |
Một số người nghĩ rằng có thể né quá trình sạc/xả này bằng cách thường xuyên sạc đầy và không bao giờ để pin bị cạn hoàn toàn. Tuy nhiên, quan điểm này được xem là không chính xác. Về mặt kỹ thuật, chu kỳ pin được tính bằng tổng lượng pin đã sạc, một chu kỳ tương ứng 100% pin. Chính xác là chúng ta có thể sạc pin bất kỳ lúc nào với bất kỳ lượng pin nào, dù sạc tới pin đầy hay không đầy. Pin sẽ tự động tính tỷ lệ % đã sạc rồi quy thành một chu kỳ.
Những gì bạn có thể làm là tránh những chu kỳ không cần thiết bằng cách cắm sạc thiết bị bất kỳ khi nào có thể. Tuy nhiên, chỉ cắm sạc những thiết bị khi cần sử dụng và không thường xuyên sạc chúng vì có thể gây ra quá nhiệt dẫn đến sẽ làm hỏng pin.
2. Sạc đầy và sạc một phần
Một số người cho rằng không nên để pin Li-ion hoàn toàn cạn kiệt trước khi sạc lại, trong khi một số người khác cho rằng điều đó không quan trọng. Thật ra thì công nghệ pin Li-ion hiện nay hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì khi bị cạn kiệt vì tình trạng xả hết điện năng của pin được mạch điện tích hợp quy định chặt chẽ.
Điều này từng là vấn đề đối với pin công nghệ NiCd trước đây. Phải sử dụng cho cạn hết trước khi sạc lại vì pin NiCd mắc phải “hiệu ứng nhớ”, tức là nếu chưa xả hết điện mà sạc lại thì pin sẽ xem mốc cắm sạc là mốc cạn pin và lần sau sử dụng cứ đến mức đó là pin sẽ báo hết điện mặc dù thực tế nó vẫn còn. Pin NiCd cũng không nên sạc quá thường xuyên và đều rất nhạy cảm với nhiệt độ.
3. Sử dụng đúng loại sạc
Hầu hết người dung di động ngày nay đều muốn có một loại sạc đa năng có thể sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, hãy lưu ý là mỗi bộ sạc được thiết kế riêng biệt để có thể cung cấp đủ lượng điện năng cho pin mỗi loại thiết bị. Việc thường xuyên sử dụng bộ sạc cung cấp quá nhiều hay quá ít điện năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của pin.
Sử dụng đúng loại sạc sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ pin thiết bị. |
4. Tránh những va chạm vật lý
Việc làm rơi rớt cũng sẽ làm hỏng pin, có thể làm rò rỉ những hóa chất và là những nguyên nhân ảnh hưởng đến các mạch điện tử bên trong thiết bị. Những chất này cũng có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn nếu có dịp tiếp xúc.
5. Chú ý đến nhiệt độ khi sạc
Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất để sạc pin là khoảng 20 độ C. Tuy nhiên, không phải gia đình nào trong chúng ta cũng được trang bị máy điều hòa nên có thể quy định mức nhiệt độ hợp lý cho việc sạc pin là từ 5-45 độ C.
Nhiệt độ khi sạc quá cao có thể gây cháy nổ. |
6. Lưu trữ dài hạn
Bạn nên làm gì nếu không sử dung điện thoại trong thời gian dài? Mọi người thường có thói quen sạc đầy điện thoại nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên sạc khoảng 50% là tốt nhất. Lưu trữ pin trong tình trạng hoàn toàn cạn có thể khiến nó sẽ không thể nạp lại, trong khi lưu trữ pin sạc đầy sẽ có thể khiến nó giảm tuổi thọ.
Việc lưu trữ pin trong một thời gian dài nên được thực hiện càng gần với nhiệt độ phòng càng tốt. Vì vậy, tránh để pin trong phòng lạnh hoặc đặt thiết bị bên cạnh các vật tản nhiệt.
công nghệ sạc không dây, laptop, pin di động, pin dự phòng, sạc pin, Smartphone, tablet, thủ thuật di động