(PCWorldVN) Đây là những bài học đắt giá dành cho người quản trị Social Media và có thể giúp doanh nghiệp đúc kết kinh nghiệm từ những sai lầm để tránh lặp lại trong tương lai.
Những thất bại gần đây trong lĩnh vực truyền thông xã hội. |
Vào tháng 11/2014, CFO của Twitter - Anthony Noto đã lỡ tweet một tin nhắn mà có lẽ là thông tin riêng tư. Dòng tweet được xóa ngay sau đó có nội dung: “Tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta nên mua họ. Anh ấy sẽ gặp anh vào ngày 15 hoặc 16 tháng 12 - Chúng ta sẽ cần phải thuyết phục anh ấy. Tôi có kế hoạch rồi” .Tin nhắn này được cho là nhắc đến dự định của Twitter mua lại ứng dụng “tự sướng” (selfie) Shots . Ứng dụng này được đầu tư bởi Justin Bieber.
2. Việc sử dụng hashtag #WhyIStayed không thích hợp của DiGiorno
Khi Janay Palmer Rice quyết định quay lại với NFL (National Football League - giải bóng bầu dục của Mỹ) sau vụ bạo hành gia đình, hashtag #WhyIStayed trở thành một xu hướng trên Twitter. Hãng DiGiorno Pizza đã thử tham gia vào trào lưu này với dòng tweet "#WhyIStayed You had pizza". Sau đó vài phút, dòng cập nhật thông tin vô duyên này được xóa đi và công ty này đã lên tiếng xin lỗi vì đã không biết ý nghĩa của hashtag này trước khi tweet.
Khi không hiểu ý nghĩa của hashtag tạo nên thảm họa.
3. Dòng tweet NSFW (not safe for work - không hoạt động an toàn) của US Airway
Khi hồi đáp với một khách hàng trên Twitter, US Airways đã đính kèm một hình ảnh không phù hợp chút nào. Bức hình đã được xóa sau đó 1 giờ, và hãng hàng không này đã lên tiếng xin lỗi khách hàng của mình. Họ biện minh rằng ai đó đã cố gắng đánh dấu bức ảnh và vô tình chép lại rồi dán vào mục tweet dịch vụ khách hàng.
4. Chiến lược đe dọa của Union Street Guest House
Khách sạn New York City đã đưa ra chính sách phạt các vị khách làm lễ cưới 500 USD nếu có những đánh giá trực tuyến và các bài đăng tải tiêu cực về khách sạn này trên các phương tiện Social Media. Mọi người đều cho rằng, yêu cầu của khách sạn này là một trò lố bịch.
5. Vụ hijack hashtag của Mastercard
Một công ty PR đại diện cho MasterCard đã cố gắng yêu cầu các phóng viên báo chí đề cập đến công ty thẻ tín dụng này trên các phương tiện truyền thông xã hội để lấy được thẻ tham dự họp báo của Brit Awards. Các nhà báo được hướng dẫn sử dụng hashtag #PricelessSurprises. Họ đã làm như vậy, tuy nhiên đó không hẳn cách mà MasterCard kì vọng.
6. Thất bại trong ngày MLK (Martin Luther King) của Global Village Duluth
Hầu hết các thương hiệu đều nỗ lực tận dụng những ngày lễ tết hay các sự kiện tưởng niệm để kinh doanh, và đây chỉ là một trường hợp trong số đó. Cửa hàng ở Minesota này đã đưa ra một phương thức tưởng niệm ngày Martin Luther King trên trang chủ Facebook của mình đó là “giảm giá 20% tất cả các mặt hàng có màu đen”.
"Giảm giá 25% tất cả các mặt hàng màu đen" trong ngày kỷ niệm mục sư da màu Martin Luther King.
7. Thảm họa “nổ tàu vũ trụ Challenger” của American Apparel
Hình ảnh về thảm kịch nổ tàu vũ trụ Challenger được sử dụng để kỷ niệm mừng ngày độc lập của Mỹ. |
8. Nỗ lực điều khiến các lời bình luận của Smucker’s
Smucker's đã gặp rất nhiều phản pháo khi tuyên bố quan điểm phản đối việc dán nhãn GMOs (sinh vật biến đổi gen), và rất nhiều người đã vào trang chủ Facebook của công ty này để phàn nàn. Đáp trả lại, Smucker’s đã cố gắng điều khiển tình huống bằng cách xóa các lời bình luận – và họ đã khiến cho tình huống này trở nên tồi tệ hơn nhiều.
9. LG chế nhạo màn hình cong của iPhone
LG đã cố gắng đùa cợt hashtag #bendgate Apple bằng một dòng tweet trên tài khoản LG France: "Điện thoại thông minh của chúng tôi không phải bị uốn cong, chúng được cong tự nhiên;)". Vấn đề duy nhất ở đây là: Dòng tweet này được tải từ iPhone.
LG đăng chê bai màn hình cong của Apple từ điện thoại iPhone.
10. McDonald's thử hashtag linh vật mới.
McDonald's đã thử kỉ niệm dịp thử nghiệm một phiên bản linh vật mới của mình với hashtag #RonaldMcDonald. Kế hoạch này mang lại kết quả ngược với mong đợi khi mà hầu hết các phản hồi trên Twitter đều chê ngoại hình được thay đổi như một thằng hề của linh vật và thức ăn của chuỗi nhà hàng này.
API, Crowdbooster, Edgerank Checker, Facebook, Facebook Insights, Foursquare, giao diện lập trình ứng dụng, Google Analytics, Google Analytics Report,