Công nghệ - Sản phẩm

Cuộc “hỏi thẳng, nói thật” với Edward Snowden

(PCWorldVN) Cựu điệp viên Mỹ Edward Snowden phải chịu trách nhiệm về những thông tin trên báo chí vốn có thể gây nguy hiểm cho các hoạt động chống khủng bố hiện tại, theo tường thuật của hãng thông tấn AFP.

Ông John Oliver, người dẫn chương trình tin tức hài kịch Mỹ Last Week Tonight đã thu xếp thành công cuộc phỏng vấn “1 chọi 1” hiếm hoi ở Moscow (Nga) với Edward Snowden, một cựu điệp viên tại Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và thách thức với chuyên viên kỹ thuật tình báo đang trốn chạy này về việc liệu ông ta đã đọc hết các tài liệu đã bị rò rỉ hay chưa.

Theo tường thuật, Jonh Oliver đã khẳng khái tuyên bố rằng chính Snowden phải chịu trách nhiệm về những thông tin trên báo chí vốn có thể gây nguy hiểm cho các hoạt động chống khủng bố hiện tại.

“Ông đã đọc bao nhiêu trong số những tài liệu đó? Ông đã đọc hết mọi tài liệu chưa?”, ông Oliver đặt câu hỏi.

“Tôi đã thẩm định tất cả tài liệu trong kho lưu trữ”, Snowden đáp, “Tôi nghĩ việc lo lắng đến chuyện người này đã làm đủ chưa, họ có đủ cẩn thận không là hợp lý... Để bảo vệ mình, tôi không xử lý cái gì cả, trách nhiệm đó được chuyển cho các nhà báo, và họ đang sử dụng những biện pháp an ninh phi thường để đảm bảo thông tin được đăng tải một cách có trách nhiệm nhất”.

ảnh khỏa thân, Edward Snowden, NSA, theo dõi người dùng
Edward Snowden (trái) trong cuộc trò chuyện với người dẫn chương trình Jonn Oliver - Ảnh: Cnet.


Tuy nhiên, theo AFP, ông Oliver đã cảnh báo rằng các tài liệu của Snowden đang được chuyển cho những nhà báo có trình độ kỹ thuật thấp, và nhắc đến một sự cố trong đó tờ The New York Times đã đăng thông tin nhạy cảm.

“Ông phải thừa nhận điều đó. Ông đang trao các tài liệu với những thông tin mà ông biết có khả năng gây tổn hại, có thể được công bố”, ông nói.

Người dẫn chương trình cũng bày tỏ sự cảm thông với những nỗ lực của Snowden nhằm khơi mào một cuộc tranh luận công khai về việc phải đạt được sự cân bằng trong một xã hội tự do giữa an ninh đến từ sự giám sát bao trùm và quyền riêng tư của công chúng.

Ông đưa ra giả thuyết là người Mỹ có thể phản đối sự giám sát bừa bãi nều họ nhận thấy chính phủ có thể nhìn thấy những bức ảnh thân mật nhất của mình được gửi qua email, nhấn mạnh một cách để tập trung sự chú ý của dư luận về vấn đề trên là đặt câu hỏi liệu NSA có thể xem ảnh khỏa thân của người dân hay không.

“Đây là đường vạch trên cát dễ thấy nhất đối với mọi người: Họ có thấy ‘cái ấy’ của tôi hay không?”, ông Oliver hỏi.

Snowden cười nhưng vẫn bám vào dòng suy nghĩ của mình. Ông mô tả khá chi tiết cách thức các cơ quan thu thập thông tin tình báo khác nhau và những kỹ thuật đã bị tiết lộ trong loạt tài liệu của NSA bị rò rỉ có thể xâm phạm thế giới riêng tư.

Theo Snowden, tin tốt là không có chương trình nào được gọi là chương trình ảnh ‘cái ấy’ và tin xấu là "họ vẫn đang thu thập thông tin của mọi người, bao gồm cả ảnh ‘cái ấy’ của bạn".

Vào tháng 6/2014, Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu về việc liệu có nên gia hạn các điều khoản của Đạo luật Ái quốc, vốn được thông qua sau các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, nhằm tăng cường quyền hạn về an ninh của chính phủ nước này hay không.

Đạo luật trên đã được thông qua êm xuôi trong quá khứ, nhưng vào tháng 5/2013, Snowden đã làm lộ một số lượng lớn tài liệu của NSA cho các nhà báo, vốn đã gây lo ngại về quy mô và sự lạm dụng hoạt động giám sát của chính quyền ở trong nước và nước ngoài.

Trong khi đó, những người ủng hộ đã dựng tượng bán thân của Snowden tại một công viên tưởng niệm chiến tranh ở New York, nhưng chính quyền đã nhanh chóng tháo gỡ công trình bất hợp pháp này.

PCWorld

chiến tranh mạng, Edward Snowden, khủng bố, NSA, NSA nghe lén, theo dõi người dùng


© 2021 FAP
  3,350,269       1/259