Công nghệ - Sản phẩm

Chọn tự do hay bảo mật?

(PCWorldVN) Ứng dụng trên các chợ trực tuyến bị kiểm soát rất gắt, kể cả ứng dụng cho hệ điều hành máy tính.

Đến nay, chợ ứng dụng trực tuyến không chỉ dành riêng cho thiết bị và hệ điều hành di động nữa, mà cả cho PC. Các nhà sản xuất và cửa hàng ứng dụng của họ đưa ra quyết định cho phép, không cho phép ứng dụng nào có trên chợ ứng dụng trực tuyến của họ.

Ở một góc độ nào đó, mỗi kho ứng dụng trực tuyến đều cho người dùng theo dõi, lọc loại ứng dụng, như Apple App Store, Google Play cho đến Microsoft Store. Những cửa hàng này thười không cho phép ứng dụng nào mang tính "dìm hàng", phân biệt chủng tộc hoặc nội dung đồi truỵ. Nói chung, ứng dụng hoàn toàn chịu sự kiểm soát của nhà sản xuất, vì họ có thể cấm nhà phát triển nào đó vào chợ của họ, đơn giản là thế.

Khi nộp ứng dụng lên, ứng dụng sẽ được phân tích để phát hiện mã độc và sau đó phải có được chữ ký số của tác giả thì mới có thể đưa được lên chợ rao bán. Một chữ ký số không có nghĩa là một ứng dụng không phải độc hại, nhưng chữ ký này cho phép chợ ứng dụng cấm ứng dụng hoặc/và nhà phát triển khi họ bị khách hàng than phiền đến một mức độ nào đó.

Các chợ ứng dụng trực tuyến, mỗi chợ đều có cách xác thực ứng dụng khác nhau và "tự do" khác nhau cho người dùng.

Dĩ nhiên, đi đầu vẫn là App Store của Apple. Sau đó hãng đã áp dụng mô hình App Store này lên OS X. Mặc định, khởi đầu với phiên bản OS X Mountain Lion, Gatekeeper của Apple cho phép tải về và cài ứng dụng của các nhà phát triển Apple được công nhận (và từ App Store). Tuỳ chọn này nảy ra một thứ gọi là Identified Developers (là những nhà phát triển đăng ký với Apple) và Anywhere (ứng dụng của bất kỳ ai), nhưng hầu hết người dùng đều bị gắn chặt với thiết lập mặc định là Identified Developers.

Google và Microsoft không quá độc tài như Apple, nhưng tiềm năng là rất có thể. Gooel đẩy Google Play ra cho mọi ứng dụng Android. Người dùng có thể dễ dàng không qua Google Play để tìm và tải ứng dụng ở bất kỳ đâu về, và tính năng này mặc định được tắt. Người dùng Android buộc phải biết rủi ro mà họ gặp phải nếu họ dùng ứng dụng bên ngoài Google Play.

Microsoft xem ra mềm mỏng hơn. Bất kỳ ai mua máy tính từ Windows 8 trở về sau mặc định sẽ được hướng đến Microsoft Store khi tìm ứng dụng và nội dung mới, mặc dù các ứng dụng ngoài Microsoft Store có thể dễ dàng cài đặt theo mặc định. ứng dụng trên Microsoft Store được xác nhận là không có mã độc, và thực tế đến nay chỉ có rất ít ứng dụng trên Store có lỗi.

Windows 10 có tính năng Device Guard, và khi được bật, nó chỉ cho phép cài và chạy ứng dụng nào được chứng thực an toàn. Thiết lập mặc định của Device Guard là tự động cho bạn tải và cài ứng dụng trên Microsoft Store hoặc bất kỳ ứng dụng nào được Microsoft xác nhận (giống với tuỳ chọn Identified Developer của Apple). Hơn nữa, bất kỳ người nào hoặc nhà sản xuất nào đều có thể xác nhận cho chính ứng dụng của mình (hoặc của người khác) để giúp ứng dụng đó được Windows tự động xác nhận. Khi kích hoạt Device Guard, bất kỳ ứng dụng nào chưa được xác nhận trước đó sẽ rất khó cài đặt và chạy được.

Người dùng đã thấm thía chuyện bảo mật và cảm thấy an toàn hơn khi dùng các ứng dụng trên chợ ứng dụng trực tuyến, vì không phải ai cũng thích gặp ứng dụng nào cũng cài. Chúng ta muốn lướt web, kiểm tra email, chơi game và làm việc một cách an toàn nhất có thể. Chúng ta không hề muốn phí thời gian dọn dẹp malware hay quét virus.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng không phải ứng dụng nào trên chợ ứng dụng đều tuyệt đối an toàn. Đã có vài trường hợp chợ ứng dụng vẫn bị dính malware, thậm chí cả những ứng dụng đã được xác nhận. Kẻ xấu có thể viết virus dạng mã nhúng bên trong ứng dụng, đó là chưa kể còn nhiều người vẫn thích jailbreak thiết bị.

Dù vậy, khi thế giới công nghệ tiến về phía trước, người dùng sẽ dần có xu hướng từ bỏ những ứng dụng ngoài luồng và trôi vào vòng xoay của hệ sinh thái ứng dụng do cộng đồng và các nhà sản xuất tạo ra. Dĩ nhiên, vẫn có những cộng đồng khác như OpenBSD hoặc Linux, họ muốn tự tạo ứng dụng, tự chạy chúng.

PCWorld

app, App Store, Apple, chợ ứng dụng, Google, Google Play, Microsoft, Microsoft Store, phần mềm


© 2021 FAP
  3,369,647       59/1,334