(PCWorldVN) Giải pháp Tiểu trung tâm dữ liệu đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay bởi tính gọn nhẹ, tiết kiệm trong xây dựng, vận hành và linh hoạt cho việc mở rộng quy mô
Trong bối cảnh Internet of Things (IoT) đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người, vì sao các giải pháp micro data center (hay tiểu trung tâm dữ liệu) đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay? Pankaj Sharma, chuyên gia về trung tâm dữ liệu (TTDL) đến từ tập đoàn Schneider Electric khu vực Đông Á chia sẻ nhận định thú vị về vấn đề này.
Bùng nổ thông tin dữ liệu – Những thách thức
Theo ước tính, đến năm 2019 tổng số thiết bị có kết nối Internet sẽ gấp 3 lần dân số toàn cầu và dung lượng dữ liệu được tạo ra, lưu trữ và xử lý sẽ lên đến 40 tỷ gigabytes. Điều này thật sự đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược công nghệ thông tin (CNTT).
Với các Giám đốc CNTT (CIO) và Giám Đốc Công Nghệ (CTO), thách thức đến từ việc các cơ sở hạ tầng cho trung tâm dữ liệu (TTDL) cũng như các công cụ quản lý và phân tích dữ liệu truyền thống không được thiết kế để xử lý khối lượng lớn dữ liệu có cấu trúc phức tạp hoặc phi cấu trúc.
Với các nhà quản lý TTDL (DCM), bài toán đặt ra là phải bảo đảm mức độ tin cậy, tăng hiệu suất hoạt động giữa các ứng dụng, tối thiểu hoá độ trễ (latency/lag) và nâng cấp băng thông ở mức 35% mỗi năm trước sức ép từ viễn cảnh tổng lượng lưu trữ dữ liệu (data storage) toàn cầu tăng từ 39 triệu lên đến 89 triệu tetrabytes ở năm 2019.
Sự gia tăng nhu cầu sử dụng thông tin dữ liệu đang đặt ra những bài toán khó cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược CNTT |
May thay, con người luôn làm chủ công nghệ và những thách thức nêu trên đã, đang và sẽ được giải quyết bởi những công nghệ phần cứng, phần mềm hay các giải pháp tích hợp như các hệ thống máy chủ thế hệ mới dưới dạng thức edge computing – điện toán biên hay các tiểu trung tâm dữ liệu dạng cắm-và-chạy (plug-and-play micro data center - PnPMDC).
PnPMDC là một môi trường điện toán đóng gói sẵn, bao gồm tất cả các cấu phần cần thiết như nguồn điện/nguồn điện dự phòng, hệ thống làm mát, bảo mật, các công cụ quản lý liên quan và tủ cách âm. Nó cũng tích hợp tất cả những hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu và kết nối mạng cần thiết để chạy các ứng dụng. Áp dụng mạnh mẽ điện toán tại biên, PnPMDC là mô hình điện toán lý tưởng cho đám mây cá nhân và hệ thống IT hội tụ phục vụ các ngành công nghiệp có nhu cầu chia sẻ và phân tích lượng dữ liệu ngày càng tăng như ngành bán lẻ, sản xuất và viễn thông.
Với tính chất “tiền chế” và “mô-đun hoá”, mô hình PnPMDC rất gọn nhẹ, tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng, vận hành và rất linh hoạt cho việc mở rộng quy mô phù hợp với quá trình phát triển của doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến hoạt động đang diễn ra. Giải pháp này còn có lợi điểm lớn là được “may đo” theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và có thể triển khai ở bất kỳ nơi đâu mà không cần không gian riêng quá lớn.
Ứng dụng mô hình tiểu TTDL bằng cách nào?
Giải pháp đã có nhưng vấn đề đặt ra với các CIO, CTO và DCM là phải thiết lập PnPMDC như thế nào nhằm tận dụng tốt nhất những cơ hội mà IoT mang lại? Bắt đầu bằng việc tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp thật sự có uy tín và kinh nghiệm để “gặt hái” hiệu quả đầu tư cao cùng với việc lựa chọn đúng một đối tác phân phối (channel partner) đang có xu hướng trở thành đối tác kinh doanh thay vì chỉ là nhà phân phối đơn thuần bằng cách giúp khách hàng tạo ra các lợi thế kinh doanh từ các khoản đầu tư cho công nghệ.
Một trường hợp cụ thể và tiêu biểu cho việc doanh nghiệp ứng dụng thành công giải pháp công nghê từ đối tác để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình là sự hợp tác giữa thánh điện 150 tuổi La Sagrada Familia (địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Barcelona, Tây Ban Nha) và tập đoàn Schneider Electric.
Thành công trong việc ứng dụng giải pháp tiểu TTDL tại thánh điện Sagrada Familia đã khẳng định lợi thế chuyên môn và kinh nghiệm của Schneider Electric |
Data Center, Hồng Nhân, IoT, Schneider Electric, trung tâm dữ liệu