(PCWorldVN) Mục tiêu của Cổng thông tin là tạo điều kiện cho các bên cung - cầu công nghệ, các tổ chức dịch vụ trung gian có thể cung cấp hoặc tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán trực tuyến.
Theo kế hoạch, Cổng thông tin giao dịch công nghệ TP.HCM do Trung tâm Thông tin KHCN - Sở KHCN TP.HCM phụ trách sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/8.
Đây là 1 trong 4 cổng thông tin điện tử của Thành phố (cổng thông tin khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sáng kiến cộng đồng) ra mắt và đi vào phục vụ cộng đồng trong cùng tháng 8/2016, nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng 40 năm thành lập Sở KHCN TP.HCM.
Mục tiêu của Cổng thông tin giao dịch công nghệ TP.HCM (Cổng GDCN) là tạo điều kiện cho các bên cung - cầu công nghệ, các tổ chức dịch vụ trung gian có thể cung cấp hoặc tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán trực tuyến.
Cổng thông tin giao dịch công nghệ TP.HCM. |
Cổng GDCN là công cụ hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ tại TP.HCM thông qua việc tạo môi trường giao dịch, tìm kiếm đối tác thuận lợi trên mạng Internet, với sự tham gia của các bên cung - cầu công nghệ cùng các tổ chức dịch vụ trung gian. Tham gia vào Cổng GDCN sẽ có 4 nhóm đối tượng:
- Bên bán: là các Viện, trường, doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ - thiết bị (CNTB)
- Bên mua: là các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về CNTB
- Các tổ chức, chuyên gia tư vấn
- Chủ sở hữu các ý tưởng, sáng chế, dự án kinh doanh có nhu cầu tìm đối tác để hợp tác.
Mục tiêu của cổng GDCN là tạo điều kiện cho các bên cung - cầu công nghệ, các tổ chức dịch vụ trung gian có thể cung cấp hoặc tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán trực tuyến góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tăng cường kết nối chuyển giao công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước nói chung.
Cổng GDCN có 3 chức năng chính:
1. Giao dịch công nghệ
2. Tư vấn chuyển giao công nghệ
3. Tìm kiếm đối tác
Cổng GDCN được thiết kế vận hành theo hướng thân thiện với người dùng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng (thành viên) qua việc cho phép thành viên được tự chủ mọi hoạt động giao dịch của mình trong hệ thống và cung cấp các tiện ích giúp thành viên chủ động trong quá trình tìm kiếm, chọn lựa và kết nối với các nguồn cung CNTB hay các đơn vị tư vấn, hỗ trợ (đối với thành viên có nhu cầu CNTB) hay tiếp cận với các bên đang có nhu cầu về CNTB để giới thiệu các CNTB phù hợp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển giao.
Các thành viên nhóm tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu các ý tưởng, sáng chế, dự án kinh doanh có nhu cầu tìm đối tác có thể sử dụng hệ thống để giới thiệu “sản phẩm” của mình đến các nhà đầu tư tiềm năng. Ngoài ra, cổng GDCN cũng sẽ chuyển tải nhiều thông tin liên quan đến các hoạt động KHCN tại TP.HCM như các hội thảo giới thiệu CNTB, các báo cáo phân tích xu hướng công nghệ, các sự kiện Techmart, các hoạt động đổi mới sáng tạo…
Được biết, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ (CESTI) được Sở KHCN TP.HCM giao nhiệm vụ xây dựng, quản lý và điều hành Cổng thông tin giao dịch công nghệ TP.HCM.
40 năm Sở KHCN TP.HCM, chuyển giao công nghệ, cộng đồng khởi nghiệp, Hồng Linh, Sở KHCN TPHCM, truyền thông khoa học công nghệ