(PCWorldVN) Thế hệ bộ xử lý 10nm dùng kiến trúc ARM do Intel sản xuất dự kiến sẽ là ‘linh hồn’ của những thiết bị IoT trong một tương lai không xa.
Intel vừa chính thức công bố sẽ bắt tay vào sản xuất những bộ xử lý di động theo quy trình 10nm của ARM. Theo giới quan sát, sự kết hợp giữa 2 ông lớn trong làng công nghệ chuyên về bộ xử lý này sẽ hứa hẹn mang đến những thế hệ chip SoC mới có sức mạnh đáng gờm song vẫn tối ưu cho mục tiêu tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Intel cũng chia sẻ thêm rằng khách hàng đầu tiên "tin dùng" bộ xử lý kiến trúc ARM do hãng này sản xuất chính là LG Electronics, song chưa rõ những sản phẩm đặc biệt này sẽ thuộc nhóm nào.
Tuy nhiên, theo phỏng đoán, động thái của Intel rõ ràng cho thấy hãng này đang rất kỳ vọng vào thị phần thiết bị di động và những thiết bị IoT.
Intel bắt đầu sản xuất bộ xử lý kiến trúc ARM. |
Được biết, Intel hiện vẫn được xem là một tên tuổi lớn trong thị phần máy tính khi mà sự tăng trưởng của Chromebook đang ngày một thấy rõ. Tuy vậy, hãng này dường như vẫn chưa mấy may mắn với kiến trúc bộ nhớ x86 và thị phần di động hiện tại.
Việc Intel chuyển sang dùng kiến trúc bộ xử lý ARM cho thấy nhiều khả năng thị trường bộ xử lý di động sẽ có nhiều thay đổi lớn trong năm tới đây. Đơn giản là vì Intel đã có sẵn dây chuyền sản xuất bộ xử lý có khả năng cho sản lượng lớn, độ chính xác cao hơn nhiều so với các đối thủ. Trong khi đó, cả Samsung, Apple đều phải thông qua một công ty khác để sản xuất bộ xử lý và trong tương lai, đồn thổi về việc Apple muốn giảm sự phụ thuộc vào Samsung nhiều khả năng sẽ thành hiện thực.
Arm, bộ xử lý, bộ xử lý di động, Intel, Intel Vietnam, IoT, Mai Hoa, SoC