Công nghệ - Sản phẩm

Cuộc đổi ngôi Apple - Google

(PCWorldVN) Google cách tân hơn, Apple bị chững lại. Có thể ngôi vương trong thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng đang có sự đổi chỗ giữa hai ông lớn này.

Trong vài năm vừa qua xảy ra hai điều rất rõ ràng trong thế giới công nghệ tiêu dùng. Đó là sự chuyển đổi vị thế: một Apple từng là biểu tượng cho sự cách tân, đổi mới đã yên vị trên vầng hào quang; và một Google trước kia xù xì, xấu xí nay tiếp tục bước về phía trước với nhiều sản phẩm mới, tiến bộ khiến người dùng thích thú.

Kết quả này có hai mặt: đầu tiên là về khía cạnh phần mềm, các ứng dụng của Google dần dần thay thế trở thành ứng dụng mặc định trên iPhone; thứ hai, đây là lần đầu tiên người dùng thực sự cân nhắc nên mua điện thoại của Google hay Apple. Vì chọn lựa này không chỉ nói lên một quyết định đơn thuần về mặt phần cứng, mà còn là một bước đi thoát ra khỏi một hệ sinh thái của Apple. 

Google Nexus 6 (trái) và iPhone 6 Plus.

Có thể cũng có nhiều người đang chọn Android thay cho iOS ngay lúc này. Nhưng điều thú vị ngoài chọn lựa mang tính cá nhân ấy là dường như có một làn sóng bất đồng với Apple, nhất là giữa những nhóm người dùng chuộng iOS và nhóm người thích Google hơn, nhất là về mặt thiết kế. Xét theo nhiều góc độ, không thật công tâm nếu so sánh hai công ty này đơn độc với nhau. Vậy điều gì đang xảy ra?

Không phải Apple không còn đưa ra được những sản phẩm tuyệt vời, nhưng những sản phẩm ấy không còn thực sự hớp hồn người dùng như trước nữa. Bạn còn nhớ chiếc MacBook hay iMac mới khi Apple công bố như thế nào? Hay chiếc iPhone? Hoặc bất kỳ sản phẩm nào trước đây của họ? Luôn luôn có những đồn đoán, rì rầm này nọ. Nhiều năm liền, Apple liên tục cải tiến, cho dù đó là dòng sản phẩm hoàn toàn mới hay chỉ là bản cập nhật mà thôi. Nhưng gần đây, có vẻ mọi thứ với Apple không như mong đợi của người dùng.

Cảm giác này có thể vì Apple hiện nay quá phổ biến, không còn âm thầm như trước? Có thể. Và có thể do vài quyết định kinh doanh khác, khi Apple quyết định tân trang, tu bổ lại sản phẩm thay vì thí nghiệm sản phẩm mới, một bằng chứng như là vòng đời sản phẩm lâu hơn cho điện thoại và máy tính.

Nhưng lý giải này lại không giải thích sản phẩm mới đây mà Apple công bố, kém hơn so với những tiêu chuẩn trước đây của họ. MacBook là chiếc máy tính đáng yêu nhưng dần dần, nó lại tỏ ra bẳn tính, thỉnh thoảng bàn phím bị kẹt, lập đi lập lại liên tục, còn đầu sạc từ tính không còn nữa. Apple Watch sau khi bỏ nam châm hút, nó hầu như tích sự. Apple TV thiếu cách tân so với phiên bản trước nếu só với một số đối thủ cạnh tranh khác. Chiếc iPhone mới vẫn thực sự chưa cho thấy điểm gì lôi cuốn.

Nhiều người kỳ vọng vào iOS 7, không phải vì thiết kế giao diện phẳng của nó mà vì cách Apple thiết lập một nền tảng mà họ cho là tuyệt vời, tối giản đối với một hệ điều hành di động cần có. Apple cũng nói vậy đối với công nghệ camera. Các thuật toán giảm nhiễu hạt của iPhone hứa hẹn sẽ làm ảnh mượt mà như được xử lý trong bộ lọc của Photoshop. Còn Apple Music cũng được hứa hẹn sẽ có trải nghiệm mới. Nhưng Apple Music đạt được thành công ban đầu chỉ là nhờ Apple đã có sẵn hệ sinh thái ứng dụng, không bởi vì bản thân nó ưu việt.

Bên cạnh đó, về thiết kế phần cứng, Apple cũng có những bước đi dè dặt. Họ quyết định bỏ jack cắm tai nghe trên iPhone sắp đến. Có thể thông tin này khiến vô vàn người mến mộ iPhone thắc mắc.

Trong khi đó, Google trong từng sản phẩm mới mà họ công bố, cho dù là phần mềm hay phần cứng, họ càng ngày càng cho thấy là đối thủ trực tiếp của Apple. Google liên tục cải tiến, tạo các phiên bản tốt hơn cho ứng dụng của chính Apple. Và từ góc nhìn thiết kế, Google đã trưởng thành hơn với Material Design, là khung thiết kế đầy hứa hẹn cho tới nay, đã chứng minh được là framework hợp nhất được các sản phẩm phần mềm của Google. Một ví dụ khác là Google Play Music, tuy ban đầu giao diện còn xấu xí. Nhưng bạn hãy nhớ Gmail ban đầu trông như thế nào, cả Google Calendar. Nhưng cái khó trong việc tạo ra một hệ thống chạy được nhiều thành phần một cách suôn sẻ không phải là điều dễ dàng có được. Và hiện nay, Gmail là nền tảng email mà dường như ai cũng biết đến và có một tài khoản.

Bên dưới mọi ứng dụng, tương tác và thẩm mỹ ấy, còn một lớp khác mà Google rất được người dùng tin tưởng: kiến trúc hạ tầng. Bạn tin tưởng vào đồng bộ đám mây của ai: Apple hay Google? Bạn tin dịch vụ nào để thực hiện sao lưu dữ liệu: Apple hay Google? Và thực sự là kiến trúc hạ tần của Google đặt dấu đậm nét trong cách chúng ta dùng internet mỗi ngày, là điều mà Google đã vận hành rất trôi chảy trong suốt nhiều năm qua.

Trước đây, Android từng bị ánh hào quang của iOS làm lu mờ, nhưng dần dần, nó lại tỏa sáng hơn. Không may là sự phân mảnh là một vấn đề mà Android phải chịu trận ngay từ khi mới khởi đầu, và có lẽ đó cũng là yếu tố quan trọng nhất khiến người dùng e dè khi chuyển đổi nền tảng. Nhưng điều đáng nói là Google tự làm ra phần cứng Nexus và sử dụng một phiên bản riêng của Android, không bị cài đặt những phần mềm cài sẵn của các nhà sản xuất thiết bị. Bằng cách này, Google đang bám đuôi Apple trong việc điều khiển phần cứng và bạn điều khiển phần mềm.

Vậy nên một chiếc điện thoại Android có thể ở hình thức hệ điều hành di động cơ bản nhất, và điều này thu hút người dùng chuyển từ iOS sang Android. Có lẽ đó sẽ là sự kết hợp tốt nhất giữa phần cứng và phần mềm hiện tại. Có lẽ ứng dụng lõi, dịch vụ và trải nghiệm sản phẩm của Apple nằm ở toàn bộ hệ sinh thái iOS/MacOS/tvOS đang lui vào vùng tối.

Nhưng đó cũng chỉ là suy đoán, vì Apple còn cả nửa năm cuối 2016 để làm bất ngờ công chúng.

PCWorld

android, Apple, Bùi Lê Duy, Google, iOS, iphone, Smartphone, thị trường


© 2021 FAP
  3,477,629       12/890