Công nghệ - Sản phẩm

Ubisoft đổi chiến lược kinh doanh

(PCWorldVN) Ubisoft đang từng bước từ bỏ mô hình kinh doanh free-to-play, có lẽ vì hãng nhận thấy đã đến lúc cần thay đổi cách thu phí từ người chơi sao cho hợp lý và bền chắc nhất.

Đã từng có lúc, mô hình kinh doanh free-to-play (F2P: chơi không tốn phí) được giới chuyên gia mang ra tranh luận, mổ xẻ sôi nổi với dự báo sẽ trở thành tương lai của ngành công nghiệp game. Và ở thời điểm đó, những nhà phát hành vốn vẫn khư khư bám víu vào các phương thức kinh doanh cũ để tìm kiếm lợi nhuận, chẳng hạn như bán phí bản quyền cho từng tựa game hay thu phí người chơi lại bị cho là lạc hậu.
Nhưng rồi, mọi thứ cũng dần thay đổi theo thời gian.
Một câu hỏi mới và đầy lạc quan được đặt ra cho ngành giải trí công nghệ số, đó là tại sao không để khách hàng chơi game miễn phí, và nhà phát hành sau đó thu lại tiền bằng cách bán những vật phẩm trong game, như sức mạnh hay trang phục của nhân vật.
Đó là mô hình F2P, cũng là cách mà nhiều nhà phát hành đã từng thực hiện rất hiệu quả. Sự lạc quan không phải là không có cơ sở. 
Những tựa game theo mô hình F2P như Candy Crush Saga, Hearthstone hay World of Tanks đã thành công vượt bậc nhờ mô hình bán vật phẩm trong game, và dường như bộ 3 này vẫn đang tiếp tục hái quả ngọt.
Ubisoft sẽ đóng cửa 4 tựa game dạng free-to-play vào cuối năm 2016.
Nhưng hiện nay, về phía người dùng, thật khó để xác định được đâu là tựa game dạng free-to-play đáng chơi nhất.
Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy đã có sự thay đổi, đó là vào hôm 27/8 khi mà Ubisoft - một hãng game danh tiếng bấy lâu - công bố sẽ đóng cửa 4 tựa game free-to-play vào cuối năm 2016.
Cụ thể, từ 25/10, trò chơi hành động nhập vai The Mighty Quest for Epic Loot sẽ chấm dứt được "lên sóng", và không lâu sau dịp lễ Halloween thì đến lượtTom Clancy's EndWar OnlineMight & Magic: Duel of Champions cùng chung số phận. Cuối cùng, sẽ là Tom Clancy's Ghost Recon Phantoms.
Trước đây, Ubisoft từng bắt đầu tập trung vào phân khúc F2P bởi vì mô hình này chống được vấn nạn đánh cắp và sao chép game bất hợp pháp. Theo lời CEO Ubisoft là ông Yves Guillemot, có khoảng 5-7% người chơi game trên PC chấp nhận "móc hầu bao" cho F2P, nhưng thường thì chỉ có khoảng 5-7% khách hàng trên PC chơi game có bản quyền, số 93-95% còn lại là sử dụng game lậu. Doanh thu của Ubisoft chủ yếu đến từ người chơi lâu dài.
Tuy nhiên, thời gian sau này, cũng đã có một số nhà phát hành game khác ngưng cung cấp các tựa game dạng F2P. Đơn cử như ngay hồi tuần trước, Halo Online đã bị "đóng cửa" ở Nga thậm chí trước khi trò chơi này được phát hành.
Năm ngoái, EA đóng cửa Need for Speed World, Fifa World, Battlefield Play4FreeBattlefield Heroes. Square Enix đóng cửa game Nosgoth hồi tháng 5 vừa qua. Năm 2015, một game MMORPG của Hàn Quốc là RaiderZ cũng đóng cửa.
Dĩ nhiên, mô hình kinh doanh F2P không chết, nhưng hầu hết nhà phát hành game đang thử nhiều cách khác để kết hợp các yếu tố của mô hình này lại với nhau sao cho phù hợp nhất, tùy thuộc vào từng game, chứ không phải quay về phương pháp thanh toán kiểu cũ.
Vài cách có vẻ đang nổi lên, ví dụ như trong trường hợp của game Deus Ex: Mankind Divided. Tựa game này có giá bán đầy đủ là 60USD, nhưng đi kèm tùy chọn mua một thẻ mùa (season pass) giá 30USD để người chơi có thể tiến xa hơn trong game và sở hữu thêm những món đồ độc quyền. Bên cạnh đó, trong game người chơi cũng có thể mua thêm credit.
Ubisoft cũng theo mô hình này. Game Tom Clancy's Rainbow Six Siege có giá 50USD, nhưng được bán kèm thẻ mùa giá 30USD để cho người chơi có thể truy cập những nội dung độc quyền, có vài yếu tố thưởng và giao diện cho vũ khí. Tuy nhiên, trong bản thân game này cũng cho phép người chơi giao dịch để mua giao diện cho vũ khí. 
Nhưng không giống vơí mô hình F2P gốc, mô hình này cho Ubisoft kết hợp tốt nhất giữa hai thế giới. Nó cho phép hãng vẫn có được giá bán 60USD để giữ được lợi nhuận, có tiền đầu tư phát triển và giữ cho chất lượng game luôn được tốt, mặt khác thì những giao dịch nhỏ trong game là một cách tăng thêm lợi nhuận. Thậm chí, những giao dịch nhỏ trong game sẽ thu tiền về cho họ ngay cả khi giá bán chính thức của game phải giảm do cạnh tranh.
Tuy đây không phải là giải pháp hợp tình hợp lý nhất tại thời điểm này và có thể trong tương lai sẽ có một giải pháp thay thế nào đó thỏa đáng hơn. Nhưng hiện thời, có vẻ như đây là cách thay thế an toàn cho mô hình free-to-play.
PCWorld

Bùi Lê Duy, free-to-play, game, kinh doanh, Ubisoft


© 2021 FAP
  3,349,639       1/259