Công nghệ - Sản phẩm

Laptop đang mỏng đi và có tốc độ cao hơn nhờ SSD

(PCWorldVN) Tốc độ ổ SSD trên laptop hiện nhanh gấp 10 lần so với ổ cứng HDD truyền thống, trong khi giá ngày càng giảm.

Vào năm 2018, hơn một nửa số laptop bán ra trên thị trường sẽ sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD) bởi giá của linh kiện này đang giảm giảm rất nhanh. Đây là một phần trong báo cáo của bộ phận DRAMeXchange thuộc công ty phân tích thị trường TrendForce. 

SSD đang dần thay thế HDD.

Nghiên cứu này cũng cho biết rằng giá bán lẻ ổ cứng SSD đang dần trở nên ổn định trọng hơn 1 năm qua đối với thị trường PC. Mặc dù có những dấu hiệu thắt chặt nguồn hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng SSD của nửa cuối năm 2016 tuy nhiên TrendForce cho rằng lượng ổ cứng này tiêu thụ thông qua thị trường máy tính xách tay sẽ vượt quá 30% vào năm 2016 và có thể đạt 50% vào năm 2018.

Alan Chen, giám đốc cấp cao của DRAMeXchange trực thuộc TrendForce cho biết  "Trong Q2/2016 đã có sự tăng trưởng thị phần của máy tính xách tay khiến lượng tiêu thụ của ổ SSD cũng tăng đáng kể". Ngoài ra, việc xuất hiện hàng loạt mẫu máy tính xách tay mới đã giúp ổ SSD tăng lượng bán ra thêm 24% so với quý trước. 

Giá thành SSD đang dần tiếp cận với HDD

Nhà sản xuất SSD đã chuyển từ chuẩn bộ nhớ flash NAND MLC (multi-level cell) với kiến trúc 2 bit trên mỗi cell sang chuẩn mới là flash NAND TLC (Triple-level cell ) có kiến trúc 3 bit trên mỗi cell giúp ổ SSD có dung lượng lớn hơn trong không gian nhỏ hơn, đồng thời giúp làm giảm chi phí sản xuất. Việc chuyển đổi này khiến giá ổ SSD ngày càng giảm cho các nhà sản xuất máy tính.

Giá của ổ SSD trên thị trường tiêu dùng đã giảm đáng kể theo từng năm và dự kiện đến năm 2017, mỗi GB sẽ có giá khoảng 0,11 USD bằng với giá của ỗ đĩa cứng thường (HDD) hiện nay.

Trong khi giá bán SSD đã giảm đáng kể thì HDD không có nhiều biến động. Từ năm 2012 đến năm 2015, giá mỗi GB cho HDD chỉ giảm 1% mỗi năm, từ 0,09 USD trong năm 2012 và giảm tiếp còn 0,06 USD trong năm 2015. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2017 giá mỗi GB cho ổ cứng HDD dự kiến vẫn nằm vào khoảng 0,06 USD cho mỗi GB.

Điều đó có nghĩa là một ổ cứng 1TB sẽ tiếp tục được bán lẻ với giá trung bình khoảng 60 USD, mặc dù đôi lúc chúng ta có thể được tìm thấy được những sản phẩm có giá dưới 45 USD tại các trang bán hàng trực tuyến.

Bằng cách so sánh, ổ SSD được bán với giá 0,99 USD/GB vào năm 2012 nhưng từ năm 2013 đến 2015 giá đã giảm từ 0,68 USD đến 0,39 USD cho mỗi GB. Năm 2016 này, giá bán SSD đã giảm còn 0,24 USD/GB và dự kiến năm 2017 sẽ giảm thêm 0,07 USD nữa. Điều đó có nghĩa là một SSD dung lượng 1TB trung bình sẽ có giá bán lẻ là 170 USD. 

Một trong những công nghệ có thể làm giảm chi phí sản xuất ổ SSD là chip nhớ NAND flash 3D với khả năng xếp chồng các ô nhớ silicon tới 48 lớp để tăng mật độ. NAND flash với khả năng chia sẻ kết nối liên tuyến theo phương dọc trong không gian 3 chiều mang lại băng thông nhanh và lớn hơn, đồng nghĩa với việc hiệu suất xử dụng cao hơn có thể được tạo ra trong không gian nhỏ hơn.

Cùng với các đối tác sản xuất của mình, Toshiba và Western Digital đã công bố thế hệ mới nhất của công nghệ BIC ngăn xếp 64 lớp để tăng mật độ cho chip nhớ NAND

Đầu năm 2016, lần đầu tiên mật độ dung lượng lưu trữ của ổ SSD vượt qua ổ HĐD. Cả Samsung và Micron đã chứng minh mật độ dung lượng trong phòng thí nghiệm của ổ SSD vượt xa ổ HDD.

Micron cho biết rằng mật độ dung lượng lưu trữ ổ SSD có thể đạt đến 2,77Tbpsi (terabit mỗi inch vuông) khi sử dụng chip nhớ NAND 3D. Trong khi đó HDD có mật độ dung lượng lưu trữ lớn nhất hiện nay vào khoảng 1,3Tbpsi.

"Mặc dù đã có một sự thiếu hụt nguồn cung và giá bộ nhớ flash TLC tăng mạnh trong tháng 5 và tháng 6, tuy nhiên thị trường ổ cứng SSD vẫn có mức tăng trưởng tuần tự là 12% trong Quý 3. “Alan Chen cho biết. Mặt khác, chip nhớ NAND 3D dựa trên kiến trúc MLC không phải cạnh tranh về chi phí sản xuất do thị trường của dòng sản phẩm này khá nhỏ và chỉ giới hạn ở phân khúc thiết bị cao cấp.

Nghiên cứu của DRAMeXchange cho thấy tỷ lệ sử dụng ổ SSD trên thị trường máy tính xách tay trong quý 2 là 32% - 33%. Tổng số lô hàng của ổ SSD dành riêng cho phân khúc cao cấp đạt 28,3 triệu đơn vị tương đương với tốc độ tăng trưởng hàng quý là 15% đến 20%.

Intel và Micron giới thiệu chip nhớ NAND flash 3D có dung lượng 3,5 TB với khe cắm M.2.

Trong quý 3/2016, bộ nhớ flash NAND sẽ có sự thiếu hụt và giá thành bộ nhớ flash TLC sẽ vẫn ở mức cao do đó lượng hàng SSD dành cho các nhà sản xuất PC sẽ không có sự đột biến. Nghiên cứu của DRAMeXchange chỉ ra rằng tổng số SSD dành cho khách hàng cao cấp trong giai đoạn hiện nay sẽ chỉ tăng từ 2-3%.

Dự kiến, kiến trúc TLC sẽ trở thành tiêu chuẩn chip nhớ mới của ổ SSD sẽ giúp tăng mật độ bit và giảm chi phí sản xuất. Cũng theo DRAMeXchange, ổ SSD sử dụng giao tiếp PCIe được nhận định là sẽ có sự tăng trưởng trong năm 2016

SSD có tốc độ nhanh hơn

Công nghệ SSD sử dụng trong máy tính xách tay vẫn giữ nguyên giao tiếp PCIe (PCI Express) hoặc sử dụng thiết bị ngoại vi để có kêt nối nhanh hơn.

PCIe là một kết nối nối tiếp (serial connection) hai chiều truyền dữ liệu dưới hình thức các gói nhỏ (packet) với kiến trúc point-to-point. SSD PCIe gắn trực tiếp lên bo mạch chủ của máy tính mà không cần lớp trung gian khiến nó có suất tốt hơn ổ SSD SATA với kết nối thông thường

Không chỉ vậy NAND flash đặt trên bảng bộ nhớ cho phép giao tiếp I/O có hiệu suất nhanh hơn và đồng thời làm giảm kích thước ổ cứng từ 2,5 inch xuống còn khoảng bằng một con tem.

Năm 2013, Apple tung ra bản MacBook Pro mới trang bị ổ cứng SSD sử dụng giao tiếp PCIe thay cho SATA trên phiên bản cũ cho tốc độ đọc lên đến 1,25GBps và 1 GBPs với tốc độ ghi. Những máy tính xác tay sử dụng ổ SSD giao tiếp SATA 2.0 có tốc độ cao nhất vào khoảng 550MBps chỉ bằng khoảng ½ so với ổ cứn SSD giao tiếp PCIe mà Apple đã sử dụng. Và nếu so sánh với các HDD đang được sử dụng phổ biến thì ổ SSD hiện đang có tốc độ nhanh gấp 10 lần.

Điều đó được chứng minh rõ ràng hơn khi vào năm 2015, Apple tiếp tục giới hiệu dòng Macbook Pro mới sử dụng ổ cứng SSD giao tiếp PCIe có tốc độ nhanh gấp đôi so với phiên bản 2013.

Toshiba và SanDisk giới thiệu cấu trúc BiCS (Bit Cost Scalable) có 48 lớp xếp chồng NAND.

Các nhà sản xuất máy tính xách tay khác đã theo gương của Apple và bắt đầu cho ra những sản phẩm mỏng và nhanh hơn mà trong đó đều sử dụng ổ SSD PCIe.

Còn trên thị trường PC thì hiện các nhà sản xuất đang chỉ mới sử dụng ổ SSD PCIe trong nửa cuối năm 2016 và phần lớn nhu cầu thị trường hiện tại vẫn đang là SATA 3.0.

DRAMeXchange cho biết rằng SATA 3.0 vẫn là loại giao tiếp phổ biến của SSD trong năm 2016. Trong khi đó PCIe dự kiến chỉ chiếm khoảng 20% thị trường SSD trong phân khúc cao cấp, tăng nhẹ so với năm 2015.

PCWorld

bộ nhớ SSD, đánh giá ổ ssd, HDD, Ổ SSD, SSD PCIe, Thạch An


© 2021 FAP
  3,472,077       5/1,261