(PCWorldVN) Nếu không muốn sử dụng Facebook, bạn có hai chọn lựa là ngưng kích hoạt hoặc xóa hẳn tài khoản. Đây là cách thực hiện theo hai cách này.
Deactivate Facebook
Để Deactivate (ngưng kích hoạt) tài khoản FB, trên desktop, bạn nhấn vào menu sổ xuống ở góc trên bên phải màn hình để chọn mục Settings. Nhấn vào Security bên trái, bạn sẽ thấy ngay mục Deactivate My Account ở dưới. Nhấn chọn nó. Còn nếu bạn dùng Facebook trên thiết bị di động như Facebook trên iOS, đơn giản chỉ việc vào Settings > Account Settings > Security và bạn sẽ thấy được một đường link ghi Account-Deactivate.
Còn về phía Facebook, hãng luôn cố gắng làm mọi thứ để bạn hiện diện đâu đó trên mạng xã hội cho dù bạn có deactivate tài khoản Facebook của mình đi chăng nữa, như Facebook cứ gửi email nhắc bạn rằng bạn bè đang nhớ bạn trên Facebook nhiều lắm!
Deactivate không phải là bạn rời bỏ Facebook hoàn toàn, chỉ là mục Timeline về tin tức của bạn không xuất hiện nữa mà thôi, bạn không truy cập được mạng xã hội này hoặc truy cập được vào tài khoản của bạn thông qua ứng dụng di động, bạn bè không thể đăng tin (post) hay liên lạc qua tường nhà bạn, bạn bạn cũng sẽ mất luôn các dịch vụ bên thứ ba dùng thông tin Facebook của bạn để đăng nhập. Nhưng Facebook không xoá tài khoản của bạn. Tại sao? Bởi vì hãng muốn bạn tái kích hoạt (reactivate) lại tài khoản và sử dụng trở lại.
Còn trong trường hợp bạn muốn "tiễn" Facebook hoàn toàn, bạn nên tải một bản sao lưu mọi dữ liệu của bạn có trên Facebook về máy tính, gồm dữ liệu về các post, hình ảnh, video, nội dung chat... từ menu Settings (dưới mục General).
Xoá tài khoản
Để xoá tài khoản Facebook vĩnh viễn, bạn vào trang Delete My Account tại địa chỉ
facebook.com/help/delete_account. Cần cẩn thận về chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook, vì hãng ghi trong chính sách đại khái rằng: sau khi bạn xoá thông tin từ trang profile hoặc xoá tài khoản của mình, có thể có những bản sao thông tin ấy còn đâu đó và có thể thông tin ấy đã từng được chia sẻ đâu đó với người khác, và có thể người khác cũng đã lưu lại thông tin đó cho riêng họ.
Cụ thể là nếu bạn viết một comment hay đăng một tấm ảnh nào đó trên tường của một người bạn thì thông tin ấy sẽ còn trên tường của họ cho dù bạn có xoá tài khoản của mình. Có vài post và hình ảnh có thể còn đâu đó trên mạng cho tới 90 ngày sau khi xoá tài khoản.
Xoá thay cho người khác
Theo luật của Mỹ, Facebook cấm trẻ dưới 13 tuổi mở tài khoản. Nên bạn có thể thông báo cho Facebook một người dùng nào đó hiện dưới 13 tuổi. Nếu Facebook có thể "xác minh" được tài khoản ấy chưa đủ tuổi thì họ sẽ lập tức xoá ngay mà không thông báo cho chủ tài khoản.
Facebook cũng đưa ra một phiếu điền (form) để người dùng thông báo gỡ bỏ tài khoản nào đó vì lý do sức khoẻ. Để thực hiện điều này, người yêu cầu phải chứng minh được mình là người bảo lãnh, người đảm bảo cho chủ tài khoản ấy, cũng như có một biên bản chính thức nào đó được bác sỹ hay bệnh viện xác nhận không còn khả năng sử dụng Facebook của người ấy.
Khi một người dùng không may qua đời, một người bạn hay người thân trên Facebook được chủ tài khoản xác nhận trước khi qua đời, có thể truy cập được vào timeline của chủ tài khoản ấy khi đã được Facebook xác nhận. Có thể người thừa hưởng tài khoản Facebook cũng phải chứng minh bằng những tài liệu khác trước khi được Facebook chấp nhận, như phải trình giấy báo tử. Và lúc này, Facebook sẽ đưa tài khoản ấy vào trang "tưởng nhớ" để timeline của người đã khuất vẫn được lưu giữ mãi (hoặc có thể được xoá thông tin vĩnh viễn nếu được yêu cầu).
Để chỉ định một người liên lạc để quản lý tài khoản của bạn nếu chẳng may gặp sự cố, bạn vào mục Settings > Security > Legacy Contact. Một khi thiết lập xong, hàng năm bạn sẽ nhận được một thông báo của Facebook để kiểm tra lại người liên lạc có chính xác hay không và có cần thay đổi hay không. Thậm chí, Facebook còn có thêm tuỳ chọn sau khi qua đời, nếu người liên lạc không báo cáo bạn với Facebook thì tài khoản của bạn sẽ tự động bị xoá.