Công nghệ - Sản phẩm

Đại học Harvard chế tạo pin lỏng có tuổi thọ hàng chục năm

(PCWorldVN) Loại pin lỏng này được cho là chỉ bị hao hụt dung lượng 1% sau mỗi 1.000 lần sạc.

Pin Lithium-ion hiện đang được ứng dụng trong mọi thiết bị phổ biến hiện nay, từ điện thoại di động cho đến hệ thống mạng lưới điện, nhưng vòng đời của pin loại này rất ngắn, hơn nữa chúng lại khó tái chế. Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard vừa tìm ra một giải pháp khác khả thi hơn.
Nhóm phát triển đã đưa ra một loại pin dạng lỏng, nghĩa là chứa điện năng trong vật chất lỏng. Giải pháp này can thiệp vào các phân tử electron điện, ferrocene và viologen để giúp chúng ổn định hơn, chuyển chúng thành dạng lỏng và ngăn không cho chúng bị tiêu hao qua thời gian. Được hoà lẫn với nước, các phân tử này chỉ bị hao hụt khoảng 1% sau mỗi 1.000 lần sạc. Pin dạng này không độc hại, không bị tự phân rã và dùng được lâu hơn loại pin Lithium-ion thông thường hiện nay, có thể dùng được cả thập kỷ thay vì phải tính theo tháng như pin hiện tại.
Pin lỏng có thể sử dụng đến cả thập kỷ và ít độc hại hơn.
Pin loại này cũng sẽ phù hợp cho những giải pháp lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời, nhưng để ứng dụng cần có thêm quy trình bảo dưỡng electron thường xuyên.
Theo Roy Gordon, giáo sư hoá học và khoa học chất liệu tại Harvard, người đồng phát triển đề tài này, cho rằng: "Bởi vì chúng tôi có thể hoà lẫn electron vào với nước nên loại pin mới này dùng được rất lâu và bạn có thể dùng trong tầng hầm tại nhà. Nếu nó bị nhiễu bẩn ra sàn nhà, nó không ăn mòn bê tông vì chất liệu này không tự phân rã, bạn có thể dùng những chất liệu rẻ tiền hơn để tạo các thành phần cho pin như dùng bình chứa thông dụng."
PCWorld

Bùi Lê Duy, công nghệ, năng lượng, năng lượng tái tạo, pin, truyền thông khoa học công nghệ


© 2021 FAP
  3,349,747       1/259