Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên sinh trong giai đoạn từ 1995 đến năm 2012 có khuynh hướng không thể rời xa smartphone và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán nản hay thậm chí là tự tử.
Có thể dễ dàng nhận thấy smartphone ngày nay đã trở nên một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, thật khó mà xác định chính xác thời điểm kỷ nguyên smartphone hình thành cũng như len lỏi vào đời sống con người. Có ý kiến cho rằng kỷ nguyên smartphone bắt đầu từ năm 2007 khi mà Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến xác định thời đại smartphone chỉ bắt đầu từ năm 2008 khi Apple mở cửa Apple Store.
Xét về mặt tích cực, smartphone thực sự mang lại những công năng hữu ích như chỉ đường qua các ứng dụng bản đồ. Những thiết bị di động nhỏ bé này còn giúp chủ nhân của mình không bỏ lỡ những buổi hẹn quan trọng trong công việc hay đơn giản là chỉ để chụp ảnh, nghe nhạc hay nhắc nhở những công việc cần làm đã lên lịch sẵn. Tuy vậy, bên cạnh những tính năng hữu ích, giúp người dùng đơn giản hơn trong cuộc sống hằng ngày, smartphone vẫn được cho rằng là một con dao 2 lưỡi vì vẫn tồn tại những mặt trái đầy nguy hiểm.
Thanh thiếu niên càng dùng smartphone nhiều càng dễ bị trầm cảm. |
Cụ thể hơn, theo nghiên cứu của tờ The Atlantic, smartphone thực sự nguy hiểm và có những ảnh hưởng không hề tốt đối với những thanh thiếu niên lớn lên trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2012. Jean M. Twenge, đại diện nghiên cứu của The Atlantic thậm chí đã dùng hẳn một tên gọi để đặt cho nhóm thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên trong giai đoạn trên. iGen, tên gọi được đặt cho nhóm thanh thiếu niên sinh ra trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2012 theo giải thích được dùng để chỉ những người không thể xa rời Internet trong cuộc đời họ. Theo nghiên cứu những thanh thiếu niên thuộc nhóm iGen có khuynh hướng sử dụng smartphone nhiều và đa phần tương tác với thế giới ảo nhiều hơn là có những mối quan hệ xã hội như người bình thường. Chính vì điều này, những thành viên thuộc nhóm iGen thường có khuynh hướng cảm thấy không dễ dàng khi tiếp xúc với xã hội thực tế theo cách mà con người bình thường vẫn làm.
Nghiên cứu của The Atlantic đưa ra bằng chứng cụ thể là Athena, thiếu niên 13 tuổi từng tiếp xúc với iPhone từ năm 11 tuổi cho biết thích thú điện thoại của mình hơn là tiếp xúc với người khác trong cuộc sống. The Atlantic cũng đưa ra một vài con số đáng kinh ngạc liên quan đến smartphone như những học sinh dành hơn 10 giờ mỗi tuần cho mạng xã hội đều có nguy cơ dễ cảm thấy kém hạnh phúc hơn đến 56 lần so với bạn bè đồng trang lứa sống thật hơn. May mắn là những thanh thiếu niên “lướt” mạng xã hội ít hơn, từ 6 giờ đến 9 giờ mỗi tuần được phát hiện giảm gần một nửa tỷ lệ cảm thấy bất hạnh hơn bạn bè cùng độ tuổi ít sống ảo hơn.
Như vậy, có thể kết luận càng dành nhiều thời gian dán mắt vào smartphone, người dùng trẻ đặc biệt là thanh thiếu niên thuộc thế hệ iGen càng có nguy cơ bị trầm cảm.
đời sống số, Internet, Mai Hoa, mạng xã hội, Smartphone, sống và công nghệ