(PCWorldVN) Âm thanh không chỉ đi từ tai lên não, mà âm thanh còn đi ngược lại, tức từ não đến tai. Điều đó giải thích tại sao thỉnh thoảng chúng ta lại nghe thấy một âm thanh lạ nào đó.
Có lẽ chúng ta chưa bao giờ rơi vào môi trường hoàn toàn im lặng. Nơi nào cũng vậy, dù cho bạn có ở trong một phòng kín mít, cách âm đi chăng nữa thì vẫn có một thứ âm thanh "nền" nào đó tồn tại. Âm thanh của cuộc sống trong thế giới hiện đại dù ít, dù nhiều thì chúng ta không thể thoát được khỏi nó.
Nhưng thực ra, đó là điều tốt. Bởi khi nếu ta ở trong môi trường âm thanh gần như hoặc hoàn toàn im lặng thì não và tai của con người phản ứng hơi "kỳ", đơn giản vì chúng trước nay chưa bao giờ hoặc hiếm khi rơi vào cảnh như vậy, và chúng ta gặp phải vài triệu chứng kỳ lạ. Những vận động trong não lúc rơi vào trạng thái yên lặng hoàn toàn có thể giải thích những ảo giác về âm học, liên quan đến vài triệu chứng tâm lý nào đó.
Tìm kiếm tĩnh lặng
Eric Heller, tác giả cuốn sách Why you hear what you hear, cho rằng "âm thanh là thứ gì đó liên tục, thậm chí chúng ta không nghĩ gì về nó. Một ngôi nhà yên tĩnh có âm thanh khoảng 40dBA" (là chỉ số đo âm lượng). Như vậy, 0dBA được xem như là điểm mà tai người có thể nghe được âm thanh. Một lời nói thầm cách tai bạn khoảng 1 gang tay là khoảng 30dBA. Ngoài đường xe cộ chạy tấp nập, cách bạn vài mét, âm lượng đo được khoảng 80dBA.
Đến đây, chúng ta hãy so sánh với một thứ gì đó như -9dBA, như trong phòng tiêu âm của phòng thí nghiệm Orfield Lab ở Minnapolis, Mỹ, được kỷ lục Guinness công nhận là nơi yên lặng nhất trên Trái đất. Tại đây, bạn từ từ nhận thấy sự khác biệt về âm thanh giữa thế giới tự nhiên mà chúng ta sống và một thế giới khác toàn là những âm thanh vọng kiểu 3D nhân tạo.
Não với tai người có nhiều liên kết đa chiều với nhau, tạo cho ta bị ảo giác về âm thanh. |
Những phòng tiêu âm được thiết kế để đạt mứcyên tĩnh nào đó, và thường được dùng để thử những "món" như thiết bị âm thanh và thân máy bay. Những căn phòng này có thể hút hết âm thanh vọng và không cho âm thanh bên ngoài lọt vào, bằng một kiến trúc kết hợp nào đó và các chất liệu đặc biệt. Hầu hết những phòng này có thiết kế dạng phòng trong phòng, 6 mặt đều có chêm các sợi thủy tinh cách âm để loại bỏ âm vọng.
Tuy cuối cùng các chuyên gia cố để chặn mọi âm thanh từ ngoài vào và hạn chế tối thiểu âm vọng bên trong nhưng vẫn khó đạt được mức yên lặng tuyệt đối vì âm vang của phòng. Thực tế, chúng ta có thói quen phát hiện âm thanh mới, cả âm thanh thực lẫn âm thanh giả trong những môi trường dễ mất phương hướng.
Âm thanh của yên lặng
Những thứ thực sự thường khiến chúng ta chú ý đến đầu tiên. Tai của ta luôn "đói" âm thanh và bộ não của con người thường tưởng tưởng quá phong phú. Âm thanh trong cuộc sống hiện đại đôi khi bình thường, nhưng trong vài trường hợp, não lại cho là âm thanh đó quá lớn. Như nhiều người thường có cảm nhận lạ kỳ là có thể nghe được tiếng nhịp đập của tim bơm máu lên não, nghe được hơi thở, nhịp tim, cũng như toàn bộ hệ tiêu hóa đang nghiền xay thức ăn. Nếu bạn thuộc trong số từ 5-15% dân số thế giới thường bị ù tai thì có lẽ bạn cảm nhận thứ âm thanh "nội tiết" này.
Và điều này lại là nơi kết thúc của nhiều người. Đối với một số người như đồng sáng lập Radiolab, Jab Abumrad, ông quyết định ngồi lại trong phòng cách âm hoàn toàn, tắt hết đèn, trong vòng 1 giờ, thì có lẽ còn nhiều chuyện lạ lùng xảy ra với ông hơn.
Năm 2008, trong khi ngồi 1 mình trong bóng tối của phòng cách âm ở Bell Labs, tại New Jersey, Abumrad bỗng nghe một đàn ong vo ve và thế là bài hát "Everywhere" ra đời. Đàn ong ấy đến với tai ông chỉ sau 5 phút ngồi trong phòng. Những phút sau đó, ông còn nghe được những âm thanh yếu ớt như gió lùa qua tán cây và cả tiếng xe cứu thương, kiểu như vào tay bên này và ra tai bên kia. Sau khoảng 45 phút, Abumrad bắt đầu nghe một giai điệu nào đó vọng lại từ xa, có vẻ như từ nhà hàng xóm.
Abumrad kết luận trên trang web Radiolab: "Căn phòng cực kỳ yên tĩnh, nhưng rõ ràng trong đầu tôi thì không."
Trevor Cox, giáo sư âm học ở đại học Salford, cho rằng: "Từ lâu nay, người ta cho rằng âm thanh đơn giản chỉ là đi vào tai và lên não. Nhưng thực sự có những liên kết phức tạp hơn nhiều, đi từ não về lại tai, chứ không đơn giản chỉ là 1 chiều."
Tại sao điều này lại quan trọng? Vì một lý do rõ ràng là điều này cho phép não điều chỉnh lại mức độ âm lượng trong "tai trong". Nhưng theo nhà thần kinh học Jerzy Konoski, Ba Lan, chỉ ra vào cuối những năm 1960, liên kết từ não đến tai giống như nguyên nhân gây ra các ảo giác thính giác. Lý thuyết của ông đơn giản: tất cả chúng ta gặp ảo giác là do tín hiệu đầu vào mà chúng ta nhận được không phải qua các giác quan thông thường.
Những thông tin đầu vào này là quan trọng, giúp cho não chúng ta phân biệt được giữa đâu là suy nghĩ, đâu là thực tế. Konorski lý giải nếu lấy đi mất, hoặc bỏ đi mất 1 giác quan thì chúng ta rất dễ gặp ảo giác.
Nói cách khác, trong khi ngồi một mình suy nghĩ trong một căn phòng vô âm, tối đen thì bất kỳ thứ gì cũng có thể xuất hiện trong đầu chúng ta, đó có thể là một hình ảnh xa xưa nào đó hiện về, một âm thanh từ đâu đó, một giai điệu nào đó...
Do đó, hầu hết những ai gặp ảo giác về âm thanh đôi khi đang bị bệnh nào đó về thính giác, có thể là bệnh về bề ngoài hoặc về thần kinh. Nhưng Oliver Sacks hồi tưởng lại trong cuốn Musicophilia của ông rằng một cảnh biển êm ả không tiếng sóng hay cái tĩnh mịch trong khu rừng rậm lại mang đến một bản hòa nhạc về ảo giác âm thanh.
âm lượng, Âm thanh, ảo giác, não bộ, thần kinh học