Sản phẩm

TP.HCM hướng đến nền kinh tế tri thức hội tụ

(PCWorldVN) TP.HCM với nền tảng hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực, sản phẩm dịch và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao đã sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của một nền kinh tế tri thức.

TP.HCM lọt vào Top 10 thành phố phát triển nhanh nhất thế giới do tập đoàn Jones Lang LaSalle (JLL) bình chọn và là trung tâm kinh tế của cả nước khi đóng góp gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội. Điều này cũng mang đến nhiều thách thức đối với Thành phố khi tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, gây áp lực đối với cơ sở hạ tầng Thành phố.

Không chỉ vậy, với 600.000 tấn rác mỗi ngày khiến áp lực về môi trường cũng được đẩy lên khá cao, nhu cầu kiểm soát mức độ bức xạ nhà kính lẫn nâng cao tính bền vững là bài toán cần được giải trước khi Thành phố trở thành nền kinh tế tri thức.

Hội thảo về nền kinh tế tri thức của TP.HCM.

Tại hội thảo "Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến nền kinh tế tri thức hội tụ với Smart City" do Sở TT-TT TP.HCM và công ty Sao Bắc Đẩu tổ chức vào sáng 8/7, các hãng công nghệ cũng dành nhiều thời gian trình bày về một số mô hình, giải pháp về mạng Internet vạn vật (IoT) dành cho thành phố và người dân.

Nhìn chung, các giải pháp được trình bày đều giúp tạo nên nhiều dịch vụ cho một thành phố hiện đại, từ quản lý giao thông cho đến quản lý rác thải, môi trường.

Một số ứng dụng chính của giải pháp thành phố thông minh được kết nối như bãi đỗ xe thông minh với khả năng quản lý bãi đỗ, xử lý sự kiện/quy tắc hay tính cước và quản lý tài sản.

Bên cạnh đó, ứng dụng quản lý sự cố giao thông thông minh với các thành phần như cảm biển được lắp đặt theo mạng đường phố, video camera và hạ tầng nhằm đánh giá sự cố, các thuật toán xử lí lưu lượng giao thông sẽ theo dõi và cảnh báo sự cố diễn ra.

Không chỉ vậy, hệ thống quản lý đèn đường với đèn LED hoặc mô-đun thông minh được lắp đặt trên từng cột đèn mang đến nhiều lợi ích trong việc tiết kiệm điện cho thành phố, giảm chi phí triển khai và nâng cao hiệu suất vận hành.

PCWorld

Cisco, Sao Bắc Đẩu, smart city, thành phố thông minh


© 2021 FAP
  2,753,866       2/825