Sản phẩm

TP.HCM: Hoạt động khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(PCWorldVN) Khoa học - công nghệ của Thành phố trong những năm qua đã từng bước khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, đã tạo ra nhiều sản phẩm KHCN có tính đột phá trên nhiều lĩnh vực.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM về tình hình triển khai Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Luật Khoa học và Công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) đã gắn kết với hầu hết các ngành KT-XH của Thành phố, có tác động quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức của Thành phố.

KHCN của Thành phố trong những năm qua đã từng bước khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, đã tạo ra nhiều sản phẩm KHCN có tính đột phá trên nhiều lĩnh vực như y tế, cơ khí chế tạo, năng lượng, môi trường, công nghệ thông tin, quản lý đô thị, chip vi điện tử, công nghệ nano, nông nghiệp công nghệ cao.

Một hội thảo về khoa học - công nghệ được Sở KH-CN TP.HCM tổ chức hồi cuối tháng 5/2015.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã huy động được tiềm năng KHCN thông qua việc gắn kết giữa các tổ chức nghiên cứu với nhau, giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp, giữa hoạt động nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn.

Trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của hoạt động chuyên môn và KHCN dẫn đầu trong 9 ngành dịch vụ, đạt 16,9% (gấp 3,3 lần so với giai đoạn 2006-2010) và chiếm tỷ trọng 5,5 % trong GDP.

Sự khởi sắc của thị trường KHCN đã góp phần tích cực cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng…, trang HCM CItyWeb dẫn báo cáo của Văn phòng UBND Thành phố cho biết.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn, UBND TP.HCM đã xác định phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển CNHT, trọng tâm là thành phần kinh tế tư nhân.

Theo đó, Thành phố ưu tiên thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển trong lĩnh vực CNHT phục vụ 4 ngành trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược – nhựa – cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm) và 2 ngành truyền thống (dệt may, giày da).

Trong giai đoạn 2015-2020, Thành phố sẽ hình thành mạng lưới sản xuất sản phẩm CNHT đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trên địa bàn TP và bước đầu tham gia chuỗi cung ứng; đào tạo kỹ sư, chuyên gia quản lý và công nhân kỹ thuật; dành khoảng 500ha đất thu hút đầu tư, phát triển CNHT tại các khu chế xuất – khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn...

PCWorld

khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học, Sở KHCN TPHCM, Sở KH-CN TPHCM


© 2021 FAP
  2,382,182       1/706