Sản phẩm

Thung lũng Silicon thay đổi nền kinh tế thế giới

(PCWorldVN) Silicon Valley, nơi tập trung các công ty công nghệ cao và đặc biệt là các công ty khởi nghiệp ở Mỹ đang có những hướng đi riêng của mình để trở thành một trong những khu vực lèo lái nền kinh tế công nghệ thế giới.

Niềm hứng khởi và sự rủi ro luôn tay trong tay với nhau tại Silicon Valley, nơi mà hơn một thập kỷ nay là trung tâm của ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu. Nơi đây đã làm thay đổi cuộc sống và ngôn ngữ, “Google”, “Facebook”, “Uber” trở thành những động từ và làm mới những khái niệm đã cũ của “Like”, “Tweet” và “Message”.

Nhiều công ty hàng đầu ở đây có tuổi đời khá trẻ và họ đã có sự tăng trưởng đỉnh cao mà ít ai có thể tưởng tượng được. Tại Silicon Valley, mỗi năm đều có ý tưởng mới được phát triển từ những chấm nhỏ để trở thành vĩ đại hơn. Khởi nghiệp là điều rất đỗi bình thường tại đây và tấm thiệp mừng phổ biến nhất mà ai cũng có thể tìm thấy có tựa đề “Chúc mừng bạn đã vượt qua vòng đầu - Congratulations on closing your first round”.

Có thể thấy Uber, một công ty taxi với tuổi đời chỉ có 6 năm nhưng giá trị của nó đã đạt tới 41 tỷ USD, hay như Airbnb, một công ty cho thuê phòng du lịch với mô hình kinh tế chia sẻ tương tự cũng đạt trị giá 26 tỷ USD. Cuộc sống của giới công nghệ tại San Francisco ngày hôm nay cùng với sự bùng nổ của những ý tưởng mới được ví giống như thành Florence thời Phục Hưng.

Năm 2014, cứ 1 trong 5 sinh viên ngành kinh tế Mỹ tốt nghiệp nộp hồ sơ vào các công ty công nghệ, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2000. Những người trẻ cảm thấy hào hứng với ảnh hưởng mà các công ty công nghệ khao khát tạo ra. Dòng người đổ về thung lũng khiến mọi thứ ở đây đều có thể biến thành vàng mà không phân biệt kẻ kì cựu hay người mới vào đời. Trong mỗi cửa hàng cà phê từ trung tâm San Francisco đến Palo Alto đều có thể nghe đến những phàn nàn từ bữa ăn đắt đỏ cho đến giá nhà, điện nước như ở trên trời… Và cùng với câu chuyện đời thường đó là bạn cũng có thể nghe thấy những lo lắng của giấc mơ công nghệ.

Trong phiên giao dịch đầu tuần 20/7, tại thị trường Mỹ, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite leo lên mức cao kỷ lục phiên thứ ba liên tiếp. Các nhà đầu tư đua nhau để tạo ra lợi nhuận từ ý tưởng mới xuất hiện trở nên có giá trị, những công ty khởi nghiệp với tốc độ phát triển vũ bão có thể đạt tỷ USD. Tiền đã làm biến dạng những kì vọng của các doanh nhân. Cách đây 3 năm Facebook trả 1 tỷ USD cho Instagram, một trang web chia sẻ hình ảnh chỉ với 13 nhân viên và không có doanh thu, thì nhiều người cho rằng mức giá này cực kỳ hào phóng. Và Kevin Systrom, nhà sáng lập 31 tuổi của Instagram, trở thành hình mẫu lý tưởng cho sự thành công của khởi nghiệp. Năm 2014, Facebook đã tiếp tục đưa ra cái giá đáng kinh ngạc 2,2 tỷ USD cho WhatsApp, một công ty tin nhắn có doanh số chỉ khoảng 10 triệu USD. Và bây giời người ta lại cho rằng Systrom đã bán quá sớm ứng dụng của mình.

Những công ty dù nhỏ nhưng tham vọng lại được xem trọng trong thung lũng này, điều đó không quá khó để nhận biết qua thời kì bong bóng dotcom tan vỡ và nền kinh tế của nước Mỹ sụp đổ. Nhưng nếu nhìn lịch sử là những điều lặp lại thì dường như chúng ta đang bỏ qua những điều thay đổi sâu sắc. Ngày nay, ngành kinh doanh công nghệ tạo ra doanh thu bằng việc bán các dịch vụ và sản phẩm của mình chứ không phải tồn tại bằng những ý tưởng hão huyền. Nhóm các nhà đầu tư càng ngày càng được thu gọn lại và rủi ro chỉ còn do một số ít người gánh vác mà thôi.

Những hạt giống công nghệ đang được gieo mầm tại thung lũng Silicon

Hạt giống công nghệ

Nếu rủi ro được giới hạn trong một số ít người thì lợi ích thu được tương tự. Các cơ hội để đầu tư vào nhiều công ty thú vị nhất của thung lũng Silicon được giới hạn trong một trong nội bộ giàu có.

Những lo lắng từ vụ bong bóng dotcom năm 2000 vẫn còn in dấu đậm nét đối với các nhà đầu tư. Trong khoảng thời gian 3 năm trước năm 2000, chỉ số NASDAQ đã có thời kì tăng gấp 3 lần bởi hàng triệu người Mỹ đã đầu tư vào các công ty Internet. Những công ty như Garden.com, webstie chuyên về các mẹo làm vườn và trung tâm giao dịch của các nhà thi công, vào thời điểm đó được biết đến rất rộng rãi với nhiều người nhưng nó không có đường lối kinh doanh cụ thể nào và cũng không nguồn vốn lưu động. Đầu năm 2000, các công ty viễn thông phá sản đã kéo theo sự sụp đổ của sàn chứng khoán NASDAQ và làm bốc hơi hơn 4 ngàn tỷ USD. Thung lũng Silicon bị cuốn bay theo cơn bão tài chính này và ngành công nghệ đã bị chững lại cả năm trời sau đó.

Khi chỉ số NASDAQ lập đỉnh vào ngày 20/7/2015 vừa qua, nỗi lo đã lắng lặp lại. Tuy nhiên nền tảng công nghệ hiện nay đã khác xưa rất nhiều. Năm 2000 chỉ có 400 triệu người trên thế giới truy cập Internet, ngày nay con số đó là 3,2 tỷ người. Và Internet đã trở thành một phần của cuộc sống con người chứ không còn là điều xa xỉ như 15 năm trước đây. Ngành công nghệ đã có nền tảng 40 năm bùng nổ và với sự phát triển có chiều sâu như hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Điện thoại thông minh mở ra cơ hội kinh doanh toàn cầu, điều mà trước đây không bao giờ tồn tại, điển hình như hãng taxi đang được tung hô hiện nay là Uber, và nền kinh tế chia sẻ cũng không thể hoạt động mà thiếu đi thiết bị cầm tay này. Các cơ hội mới mở ra cho doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Điện toán đám mây giúp mở rộng khả năng lưu trữ và xử lý công việc, doanh nghiệp không còn phải băn khoăn về những khoản đầu tư hạ tầng khổng lồ hay chi phí phần mềm đắt đỏ.

Công nghệ bùng nổ khắp mọi nơi nhưng không có một nơi nào có được trí tuệ, kinh nghiệm và tiền bạc như ở Silicon Valley. Tổng giá trị mà các công ty công nghệ ở đây đạt tới hơn 3 ngàn tỷ USD sau hơn một thập kỷ thời kì hậu bong bóng dotcom.

Các công ty công nghệ ngày nay trước khi lên sàn chứng khoán đã có mô hình kinh doanh thực tế hơn trước đây. Thay vì cố gắng mở rộng thì họ tập trung vào chăm sóc tốt khách hàng của mình hơn. Cụ thể hơn là các hãng IPO trong năm 2014 có tuổi trung bình là 11 và doanh số khoảng 91 triệu USD. Trong khi đó, những năm 1999 người ta lên sản chỉ phải chờ khoảng 4 năm với doanh số 17 triệu USD.

Thung lũng Silicon là trung tâm của ngành công nghệ.

Niềm tin và túi tiền

Khởi nghiệp với một công ty công nghệ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Mặc dù không có nhiều kinh phí nhưng các nhà đầu tư lại luôn sẵn sàng ký séc để tiếp sức cho những giấc mơ công nghệ đang còn nhỏ bé. Giai đoạn tiếp theo là đòi hỏi sự kiên nhẫn và túi tiền lớn hơn một chút. Hầu hết các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều xem thị trường công nghệ hoạt động dựa trên cơ sở kẻ chiến thắng duy nhất.

Các doanh nghiệp như Uber khai thác mạnh ”hiệu ứng mạng”, nhằm tạo ra sự hiện diện lớn về mặt hình ảnh, làm cho người lái xe, hành khách cảm thấy rằng họ đang tham gia vào công việc kinh doanh của mình dưới nhiều hình thức. Điều đó cũng chỉ ra rằng, những người tạo ra con đường sớm nhất sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng, đó là độc tôn trên thị trường.

Niềm tin được tạo ra bởi một vòng lặp thông tin phản hồi tích cực. Chi phí bỏ ra phải tạo nên nhiều giá trị lớn lớn hơn, sự quan tâm của giới truyền thông hay dễ dàng thu hút nhân tài, biến hình ảnh của mình xuất sắc hơn đối thủ để nhằm một mục đích duy nhất: kêu gọi vốn đầu tư. Còn đối với các nhà đầu tư thì họ sẵn sàng đầu tư mạnh vào các chiến dịch nhằm thu hút khách hàng và nỗ lực đẩy lùi đối thủ cạnh tranh. Nhưng việc đổ hàng trăm triệu USD vào một công ty chưa đủ độ trưởng thành có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực, cũng như tự đặt mình vào rủi ro.

Khi khởi nghiệp có sự tăng trưởng nhanh thì nhiều người cũng sẵn sàng chờ đợt những bước tiến dài hơn. Điều đó cũng chỉ ra rằng rất khó tìm thấy công ty khởi nghiệp nào trị giá trên 1 tỷ USD, mặc dù vậy trên thị trường hiện giờ đã có khoảng 74 ngôi sao sáng trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ cao của Mỹ được định giá khoảng 273 tỷ USD, chiếm 61% giá trị các công ty mới trên thế giới.

Nhiều công ty khởi nghiệp hiện tại đang tạo ra cuộc sống giống như đã lên sàn chứng khoán với các hoạt động đánh giá hàng quý, cổ phần hóa… Điều này có thể giúp tạo nên những trải nghiệm lớn trước khi bước vào thị trường chứng khoán sự khốc liệt. Việc huy động vốn mà không cần sự giúp đỡ của thị trường không phải là điều dễ. Tất cả dòng vốn chảy vào các khoản đầu tư tư nhân đã làm giảm nhu cầu tiếp cận thị trường vốn đại chúng của các doanh nghiệp. Ngày nay, đối với nhiều nhà đầu tư, chờ đợi cho tới khi công ty IPO để mua cổ phiếu có nghĩa là họ sẽ bỏ lỡ thời kỳ tăng trưởng quan trọng. Các quỹ tương hỗ như Fidelity hay Wellington đã đầu tư tổng cộng 5,5 tỷ USD vào thị trường vốn tư nhân trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014. Tuy nhiên, dòng vốn ồ ạt khiến một số chuyên gia đầu tư mạo hiểm lo ngại về rủi ro.

Niềm tin của người dùng đến với Uber chỉ khi không phải ai cũng có thể là tài xế

Hội chứng 'sợ bỏ lỡ'

Trong khi chờ đợi lên sàn thì các công ty phải tạo nên sự hấp dẫn để có sự đầu tư ban đầu. Điều tốt nhất là khi nhà đầu tư đến từ Google, Amazon hay Microsoft bởi họ có thể tạo ra những giá trị lớn sau khi công ty được lên sàn. Nhưng cũng có một số khác biệt như trang mạng xã hội cao cấp LinkedIn với nguồn vốn liên doanh của Andreessen Horowitz đã tạo ra được 40% giá trị trước khi IPO hồi năm 2011.

Các nhà phân tích chứng khoán cho rằng, Facebook chính là công ty đã thay đổi cách nghĩ của các nhà đầu tư về trị giá của doanh nghiệp trước khi lên sàn. Năm 2007, Microsoft bỏ ra 240 triệu USD để mua 1,6% cổ phần mạng xã hội này và đẩy giá của Facebook thời điểm đó lên đến 15 tỷ USD. Nhiều chuyên gia đã cho rằng hành động này của Microsoft là ngớ ngẩn nhưng hiện nay nhà khổng lồ mạng xã hội đã sở hữu hơn 276 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Điều này có thể khiến rất nhiều người hối hận đã không nhanh tay chớp lấy cơ hồi 8 năm về trước khi mà Facebook còn chưa IPO.

Thiếu cơ hội đầu tư và bỏ sót một công ty tiềm năng nào đó làm việc định giá trở nên mơ hồ hơn. Ví dụ như Pinterest, một trang web cho phép người dùng chia sẻ các bức ảnh mình thích mặc dù không có doanh thu đáng kể nhưng hiện nay lại được định giá lên đến 11 tỷ USD. Một nhà đầu tư hoài nghi sẽ nhìn giá trị của các công ty khởi nghiệp giống như việc kiểm tra mắt: nếu nheo mắt lại bạn có thể thuyết phục bản thân rằng, công ty đó trông hao hao giống như một cái gì đã được định giá rất cao. Điều này khiến chúng ta xem đây như là một cơ hội.

Ví dụ, Snapchat, một dịch vụ nhắn tin khác thường với hơn 100 triệu người sử dụng hàng tháng nhưng không có mô hình doanh thu và trông nó khá giống với WhatsApp đã được Facebook mua lại. Điều đó có thể giải thích tại sao Snapchat được định giá 16 tỷ USD mặc dù dịch vụ nó khác với cái hao hao mà chúng ta đã nghĩ tới.

NASDAQ – chỉ số của ngành kinh tế công nghệ

Giá trị thực của bản thân

Định giá cao rõ ràng mang đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Khi các công ty công nghệ xâm nhập thị trường mới, có thể họ phải đối mặt với nhiều vấn đề phá sinh trong quản lý. Uber là ví dụ điển hình nhất, mô hình quản lý xe taxi mỗi nơi một khác, khiến một số quy trình của họ thay đổi, tiêu biểu như hợp thức hóa những người lao động tự do thành nhân viên của mình mà không có nhiều ràng buộc. Điều này có thể khiến mô hình kinh doanh chia sẻ của họ bị tổn hại về mặt niềm tin của khách hàng. Hay một minh chứng khác là Homejoy, dịch vụ dọn dẹp nhà được đầu tư mạo hiểm, vừa thông báo sẽ đóng cửa hồi cuối tháng 7/2015 vì các vụ kiện về quyền lợi người lao động không được rõ ràng.

Việc định giá có thể là con giao 2 lưỡi đối với các công ty khởi nghiệp tiềm năng, khi cái giá quá cao thì rủi ro lớn nhất là tìm kiếm nguồn đầu tư trong tương lai hoặc giá trị sẽ bị giảm khi lên sàn. Một điểm chết người khác được sản sinh ra trong thời điểm định giá là danh tiếng. Hồi năm 1999, thì chỉ có các tờ báo danh tiếng, chính thống mới thực sự quan tâm đến Silicon Valley. Còn ngày nay, đủ mọi hình thức thông tin bủa vây và có thể biến bạn trở nên giống như những ngôi sao Hollywood, thông tin đa chiều sẽ đến tai nhà đầu tư và một trong số đó có thể khiến bạn phải ôm hận.

Nhiều công ty trẻ khác có tốc độ phát triển nhanh lại gặp phải bẫy giá. Họ được định giá quá cao để khiến cho Facebook, Google hay Apple phải lùi bước và nếu có cơ hội IPO thì công ty này cũng khó có thể thu hút nhà đầu tư mặc dù những giá trị tạo ra đã được khẳng định. Bẫy giá là một trong những chiêu thức mà một số tổ chức sử dụng nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh cho công ty mà họ đầu tư. Hoặc điều này xuất hiện trong các vụ sát nhập cùng một mô hình kinh doanh nhằm chiếm thế chủ động trong quá trình đàm phán.

Một vấn đề nghiêm trọng khác trong thời điểm bùng nổ vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp là cuộc chiến nhân sự. Những tài năng, chuyên viên lành nghề, kỹ sư có kinh nghiệm được các nhà đầu tư mang ra như món hàng đấu giá. Kỹ sư phần mềm trung bình ở San Fancisco có thể kiếm được 150 ngàn USD/năm. Điểm hấp dẫn nhân tài có thể không đến từ tiền lương mà chính bằng khoản cổ phiếu phổ thông mà các công ty khởi nghiệp hứa hẹn. Giá trị của cổ phiếu phổ thông được đánh giá bởi các công ty bên ngoài, nhưng sự hấp dẫn của một giá trị đang còn thấp mà đầy tiềm năng có thể thu hút được rất nhiều tài năng. Các công ty đã niêm yết thì không sử dụng các chính sách đó nữa và người lao động công nghệ cao này đủ khôn ngoan để hiểu mình nên chọn công ty khởi nghiệp hay công ty đã lên sàn. Phố Wall từ là nơi duy nhất có lợi nhuận mà không có giá trị, điều này điều này đã xảy ra tại Silicon Valley.

Thương vụ ngoạn mục của Microsoft với Facebook

Silicon Valley chuyển mình

Ngành công nghiệp công nghệ đang bắt đầu giống như Wall Street, nhưng theo cách khác. Giới trẻ đầy tham vọng trước đây sẽ tiến thẳng vào ngân hàng, nhưng nay thì công nghệ lại là lựa chọn hàng đầu. Các nhà tuyển dụng cho rằng đây là điều tất yếu bởi nền kinh tế đang di chuyển nhiều hơn theo hướng công nghệ. Điều này không chỉ diễn ra với những người mới tốt nghiệp, khi mà phố Wall đang thắt chặt hầu bao với các khoảng tiền thưởng thì Silicon Valley vẫn có thể thoải mái chi tiêu. Điều đó có thể thấy được việc đầu quân của Ruth Porat từ Morgan Stanley về Google để làm giám đốc tài chính hay, hay Anthony Noto, giám đốc tài chính của Twitter và là cựu giám đốc điều hành Goldman Sachs

Trong những năm 1990 hầu hết các hoạt động công nghệ được diễn ra phía nam khu vực Palo Alto, Mountain View và Silicon Valley. Và đây cũng chính là nơi các hãng công nghệ lớn nhất thế giới đặt tổng hành dinh, một số công ty trẻ mà chúng ta có thể biết như Uber, Dropbox, Pinterest và Airbnb cũng có trụ sở chính tại đây.

Điều tất yếu diễn ra là giá bất động sản tăng cao, nhu cầu về không gian văn phòng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Giá mỗi mét vuông đất ở đây tăng 30% so với năm 2010.

Sự bùng nổ cũng sẽ khiến một số điểm trong nền kinh tế kĩ thuật tại San Francisco chậm lại. Lãi suất tăng có thể làm cho các nhà đầu tư ít nhiệt tình về công nghệ bởi một số ngành nghề khác tạo được hiệu suất cao hơn. Và những công ty khởi nghiệp đang nổi có thể bị sụp đổ, tạo ra hiệu ứng dây chuyền, khiến các nhà đầu tư chùn bước.

Năm 2000, cổ phiếu công nghệ chiếm tỷ trọng hơn 30% nhưng chỉ có lợi nhuận bằng 12,8% tổng số. Thời điểm hiện tại, nhà đầu tư không theo kiểu muốn kiếm lợi nhuận ngay sau khi đầu tư như 15 năm trước. Thay vào đó, nhà đầu tư nhìn vào lợi nhuận dài hạn hơn, sau nhiều năm. Sự phá sản của nhiều công ty dotcom ngày trước đã thấy giá trị thật của chúng đôi lúc chỉ là con số 0. Nhiều doanh nghiệp có thể được định giá quá cao thời gian này nhưng không có chút giá trị gì

Ngưng hoài nghi và hành động

Rất nhiều công ty khởi nghiệp tiềm năng được hậu thuẫn bởi các tập đoàn lớn và họ sẵn sàng đảm bảo cho các ý tưởng mới, mặc cho thị trường quay lưng lại. Trên thực tế cho dù có nhiều đầu tư khổng lồ vào các công ty mới thành lập nhưng thực tế các doanh nghiệp này không có nhiều tiền mặt. Để tránh việc mắc kẹt khi thì cần phải huy động một số lớn tiền mặt, chi phí cố định trên tay lúc khởi nghiệp có thể duy trì tối thiểu trong vòng 6 tháng. Một ví dụ điển hình tại thời điểm này chính là Palantir - một công ty chuyên phân tích dữ liệu bí mật đã gây quỹ được thêm 500 triệu USD để trở thành startup có giá trị lớn thứ 3 tại Mỹ. Được định giá 20 tỷ USD, giá trị của nó chỉ đứng sau Uber (50 tỉ USD) và Airnbn (24 tỉ USD), nhưng họ đã có trong tay hơn 1 tỉ USD tiền mặt để cân đối các hoạt động của mình.

Bùng nổ và đổ vỡ trở thành một phần của lịch sử của Silicon Valley, California và rộng hơn là của cả ngành công nghiệp công nghệ cao. Sức ảnh hưởng to lớn của thung lũng này đối với người dùng trên toàn thế giới là điều không thể chối cãi. Nó đã trở thành xu hướng của thỏa thuận, thương lượng, và cả mưu cầu may mắn, đỉnh cao cảu sự sáng tạo và những ý tưởng hoang sơ ,và đối với Silicon Valley thì mọi thứ sẽ vẫn như vậy. Những gã lập trình ôm mộng sẽ có kẻ bay cao và đi xa khỏi thung lũng nhưng cũng sẽ có nhiều người sẽ quay trở lại điểm xuất phát để thêm một lần nữa mong chờ thách thức hay sự hồi hộp đợi cả tương lai.

PC World VN, 09/2015

PCWorld

Công nghệ cao, công ty khởi nghiệp, kinh doanh, kinh tế công nghệ, silicon valley


© 2021 FAP
  2,576,061       1/1,292