Sản phẩm

EU cấm doanh nghiệp Mỹ truyền dữ liệu về chính quốc

(PCWorldVN) Tòa án tối cao EU vừa ban hành lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ truyền dữ liệu tại châu Âu về Mỹ vì Mỹ không có được các chính sách bảo mật cần thiết. Đây có thể vừa là điềm lành, vừa là điềm gở.

Ngày 6/10 vừa qua, tòa án tối cao châu Âu vừa đưa ra phán quyết có thể khiến những công ty công nghệ lớn ở Mỹ như Facebook và Google phải nhức đầu. Nhưng phán quyết ấy có lẽ giúp cho người dân châu Âu có được thêm quyền riêng tư hơn. Tất cả là nhờ Edward Snowden, hoặc tất cả là do Edward Snowden.

Cho đến nay, những doanh nghiệp lớn này có thể truyền dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng trong cộng đồng châu Âu đến các máy chủ tại Mỹ, mà hồi năm 2000, EU gọi điều này là "Safe Harbor Decision". Nhưng nay, toà án tối cao EU phán quyết rằng Safe Harbor Decision không còn hiệu lực nữa.

Toà án tối cao EU vừa phủ định luật Safe Harbor Decision.

Giờ đây, các công ty công nghệ phải tìm hiểu cặn kẽ xem phán quyết này có nghĩa là gì. Facebook và các công ty vẫn chưa thấy mình có "tội" hay làm gì sai trái cả. Nhưng Safe Harbor Decision có thể là cửa ngõ, là cái cớ để chính quyền các nước EU điều tra về tính riêng tư.

Còn Snowden có liên quan gì đến việc này?

Safe Harbor Decision ghi rằng Mỹ cung cấp bảo mật thông tin cá nhân mà bất kỳ công ty nào truyền dữ liệu từ châu Âu đến Mỹ sẽ không gặp vấn đề pháp lý nào. Trước đây, có một đơn tố cáo chống lại Facebook ở Ai-len của nhà hoạt động người Áo Maximillian Schrems. Schrems cho rằng dựa trên thông tin rò rỉ của NSA, do Edward Snowden công bố hồi năm 2013, Mỹ không thực sự cung cấp bảo mật cần thiết đối với dữ liệu cá nhân, và do đó Facebook đã vi phạm luật khi chuyển dữ liệu cá nhân của ông đến máy chủ Facebook tại Mỹ. Tòa án Ai-len phát hiện Facebook được Safe Harbor Decision bảo vệ. Tuy vậy, đến nay, tòa án châu Âu sẽ không còn dựa vào luật Safe Harbor Decision này nữa.

Mặc dù tòa án tối cao có những chứng cứ cho thấy Mỹ không có được mức bảo mật cần thiết và tương xứng đối với tính riêng tư cá nhân, nhưng phán quyết vừa rồi không có nghĩa là biến Facebook hay bất kỳ quốc gia nào khác thành ra vi phạm luật. Mà phán quyết này giúp cho giới chức EU có được quyền giám sát.

Nhưng với các công ty công nghệ, tổ chức công nghệ châu Âu DIGITALEUROPE lo ngại phán quyết này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế chung châu Âu. Vì ngay lập tức ngăn luồng dữ liệu sẽ gây hại ít nhiều cho vô số người dân và doanh nghiệp. Trái lại, những nhà hoạt động quyền riêng tư lại ủng hộ phán quyết tòa án, cho rằng đây là một thắng lợi.

Tác động của Edward Snowden cho thấy Mỹ không thể tiếp tục bảo mật thông tin cho người dùng thế giới được nữa. Tổ chức Privacy International cho rằng người Mỹ đáng có được mức bảo mật dữ liệu tốt hơn và cả những người ngoài muốn giao dịch với người Mỹ cũng vậy. Bất kỳ nền kinh tế hiện đại nào buộc phải bảo mật dữ liệu người dùng.

Dù vậy, bảo mật cũng chỉ có giới hạn của nó. Những nhà quan sát từng chỉ trích Mỹ nhiều năm qua, cho rằng với đạo luật Patriot Act, doanh nghiệp Mỹ lưu dữ liệu ở các quốc gia nước ngoài có thể bị buộc chuyển dữ liệu về Mỹ, cho dù chính sách quốc gia bên ngoài cho phép đặt dữ liệu ở đó chăng nữa.

PCWorld

bảo mật, châu Âu, chính sách, dữ liệu, EU, kinh doanh, kinh tế dữ liệu, liên minh châu Âu, tính riêng tư người dùng


© 2021 FAP
  2,360,782       3/593