Sản phẩm

Khai thác các tính năng ẩn trên Windows 10

(PCWorldVN) Windows 10 được cài sẵn rất nhiều ứng dụng và tính năng mới, tuy nhiên có một số tính năng bị 'ẩn' khiến phần lớn người dùng hệ điều hành này không hề biết đến.

Sau khi nâng cấp lên Windows 10, nhiều người dùng sẽ dễ dàng nhận ra hệ điều hành này đã được Microsoft bổ sung rất nhiều tính năng cũng như thay đổi lại giao diện. Nổi bật nhất là sự trở lại của Start Menu, chức năng trợ lý ảo Cortana, chức năng Continuum dành cho máy tính bảng và đa nhiệm mới với Task View. Tuy nhiên, còn nhiều tính năng hữu ích, thú vị khác mà hiếm người dùng nào biết được. Sau đây là một vài tính năng trong số này.

Tùy chỉnh cuộn trang cho cửa sổ đang ẩn.

Cuộn trang cho cả cửa sổ đang ẩn

Ở các phiên bản Windows trước, người dùng chỉ có thể cuộn trang được với các trang hoặc cửa sổ đang thao tác. Điều này đồng nghĩa với việc các cửa sổ nằm ẩn bên dưới hoặc xếp bên cạnh sẽ không thể cuộn trang được.

Windows 10 được Microsoft trang bị chức năng “Background scrolling” giúp người dùng có thể cuộn được cho cả trang web hoặc cửa sổ nằm ẩn bên dưới giao diện phần mềm, ứng dụng đang thao tác. Chức năng thực sự hữu ích khi bạn cần làm việc cùng lúc trên hai hay nhiều ứng dụng cùng lúc mà không cần phải nhấn chuột qua lại để chọn cửa sổ giao diện mỗi khi muốn cuộn trang.

Để kích hoạt chức năng “Background scrolling”, bạn vào Settings > Devices > chọn mục Mouse & touchpad và chuyển tùy chọn “Scroll inactive windows when I hover over them” sang ON. Kể từ bây giờ, khi muốn cuộn trang cho cửa sổ nào thì bạn chỉ việc rê chuột vô khu vực chứa cửa sổ đó để thao tác mà không phải chọn vào giao diện của ứng dụng như trước đây nữa.

Tùy chỉnh cuộn trang cho cửa sổ đang ẩn.

Thay đổi kích thước cỡ chữ cho từng màn hình

Ở các phiên bản Windows trước đây, nếu bạn thay đổi cỡ chữ, hay kích thước giao diện các phần mềm thì thiết lập này sẽ áp dụng cho toàn bộ các màn hình khác khi sử dụng nhiều màn hình để làm việc (thường thấy người dùng thiết kế, dựng hình, biên tập video, âm thanh…). Ở Windows 10, một tính năng hữu ích nhưng ít người biết đến là bạn có thể thiết lập cỡ chữ, kích thước ứng dụng… riêng lẻ cho từng màn hình khác nhau.

Việc tích hợp chức năng này là rất cần thiết ở thời điểm nhiều dòng màn hình độ phân giải siêu cao cỡ 2K, 4K đang phổ biến. Những màn hình độ phân giải siêu cao nếu bạn giữ nguyên mức hiển thị chuẩn 100% thì hình ảnh và giao diện sử dụng sẽ rất nhỏ, ngược lại với các màn hình độ phân giải thấp thì khi chỉnh giao diện và cỡ chữ lớn hơn thì không gian làm việc bị hẹp lại. Do đó, nếu bạn sử dụng cùng lúc 2 màn hình trở lên, trong đó có cả màn hình 2K, 4K lẫn màn hình thông thường thì hãy sử dụng tính năng này.

Để thay đổi cỡ chữ, giao diện cho từng màn hình, bạn vào Settings > System > chọn mục Display > nhấn chọn vào màn hình muốn thiết lập với số thứ tự tương ứng > kéo thanh trượt ở mục Change the size of text, apps, and other items (Thay đổi cỡ chữ, cỡ giao diện ứng dụng và các mục khác) lên mức vừa ý nhất. Kinh nghiệm cho thấy, với màn hình độ phân giải cỡ Full HD thì bạn chỉnh lên mức 100% hoặc 125%, với màn hình 4K thì chỉnh lên 200% mới có được chất lượng hiển thị tốt nhất.

Chức năng Storage Sense thực sự hữu ích khi người dùng muốn quản lý dung lượng lưu trữ trên Windows 10.

Chức năng quản lý bộ lưu trữ Storage Sense

Giống như các hệ điều hành di động khác, Windows 10 cũng đã được bổ sung chức năng phân tích các dữ liệu được lưu trên ổ cứng để từ đó đưa ra các thông tin về dung lượng lưu trữ đã dùng, từng loại dữ liệu chiếm bao nhiêu bộ nhớ và đưa ra đề xuất phương án giải phóng dung lượng lưu trữ…

Bên cạnh ổ đĩa hoặc phân vùng chứa hệ điều hành, chức năng Storage Sense cũng có thể phân tích, quản lý dữ liệu cho các bộ lưu trữ khác, kể cả ổ đĩa gắn ngoài qua cổng USB. Bạn có thể vào Settings > System > Storage Sense > nhấn chọn lên ổ đĩa muốn kiểm tra, chẳng hạn như This PC để kiểm tra bộ nhớ của ổ đĩa chứa hệ điều hành.

Việc kiểm tra Storage Sense thường xuyên giúp bạn kiểm soát được lượng dữ liệu đang chiếm dụng trên bộ lưu trữ để từ đó có cách xóa đi những file tạm, file lưu của chế độ ngủ đông hay các gói khôi phục hệ thống (System Restore) nếu chức năng này được kích hoạt.

Chức năng Command Prompt trên Windows 10 đã hỗ trợ nhiều tính năng hơn.

Những tùy chỉnh trong trình dòng lệnh Command Prompt

Chương trình điều khiển bằng dòng lệnh Command Prompt trên các phiên bản Windows trước thực sự khá nhàm chán, ít tính năng và tính tùy biến thấp nên đôi lúc bạn cảm thấy khó chịu nếu dùng tiện ích này thường xuyên. Trên Windows 10, Microsoft đã bổ sung nhiều chức năng thú vị cho công cụ này, chẳng hạn như thay đổi kích thước cửa sổ, tinh chỉnh để giao diện sử dụng có hiệu ứng trong suốt, có thể copy/paste bình thường...

Để kích hoạt chức năng sử dụng thông thường (chọn, xóa, nhập liệu, copy/paste…) như mọi phần mềm khác thì bạn nhấn chuột phải lên góc trái cửa sổ Command Prompt > chọn Properties > bỏ dấu chọn trước Use legacy console > OK. Sau đó tắt cửa sổ Command Prompt đi và chạy lại là xong.

Cũng tại giao diện Command Prompt Properties, bạn có thể thay đổi kích thước trỏ chuột (Cursor Size), tăng giảm số dòng lệnh đã sử dụng (Command History), tùy chỉnh các chức năng ở chế độ nhập liệu (Edit Options)…

Ghi chú nhanh ngay trên trình duyệt Microsoft Edge.

Thao tác cử chỉ mới trên bàn di chuột

Cuối cùng thì Windows 10 cũng đã được tích hợp chức năng điều khiển đa chạm với touchpad giống như trên OS X. Người dùng giờ đay đã có thể dùng 2 ngón tay để phóng to/thu nhỏ, cuộn trang; dùng 3 ngón để kích hoạt giao diện đa nhiệm Task View, chuyển đổi cửa sổ ứng dụng, cho hiện màn hình desktop (chức năng Show Desktop)…

Ngoài ra, bạn cũng có thể chạm 3 ngón cùng lúc lên touchpad để kích hoạt Cortana, nhấn 4 ngón cùng lúc để mở Action Center hay xem nhanh thông báo mới… Tóm lại, nhờ điều khiển đa chạm mới tích hợp trên Windows 10 mà mọi thao tác của người dùng giờ đây được đơn giản và tiện dụng hơn

Trình Film & TV đã hỗ trợ xem video dạng MKV.

Chú thích ngay trên Microsoft Edge

Trình duyệt mới Microsoft Edge lần đầu tiên được tích hợp sẵn trên Windows 10, thay thế cho Internet Explorer cũng được trang bị nhiều tính năng thú vị, trong đó có chức năng ghi chú nhanh. Một khi kích hoạt tùy chọn ghi chú nhanh bằng cách nhấn nút Web Note trên thanh công cụ, trình duyệt Edge sẽ biến thành giao diện chỉnh sửa của OneNote để bạn có thể vẽ, thêm chú thích, làm nổi bật (Hightlight)… và lưu lại trên máy tính hoặc tài khoản lưu trữ đám mây OneDrive dưới dạng file ghi chú.

Quay phim màn hình và xem lại với chức năng Game DVR trên Xbox.

Chơi nội dung FLAC, MKV và HEVC mà không cần cài thêm phần mềm

Tiện ích Film & TV và Music cài sẵn trên Windows 10 có thể chơi được các định dạng file video nén dạng MKV, video nén chuẩn HEVC/H.265, nhạc chất lượng cao dạng FLAC mà không cần cài thêm bộ giải mã bổ sung (codec) hay các phần mềm giải trí chuyên dụng như Media Player Classic hay VLC.

Giờ đây, bạn có thể xem phim HD-Rip hay nghe nhạc lossless trên Windows 10 mà không còn lo ngại về vấn đề cài thêm codec hay thời lượng dùng pin tụt quá nhanh như trước đây nữa.

Thirosoft Print to PDF ắt Ctrl+P) và chọn máy in lư

Quay phim màn hình mà không cần cài thêm ứng dụng

Ứng dụng Xbox tích hợp trên Windows 10 có tính năng Game DVR giúp người dùng ghi lại các cảnh game đang chơi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể quay lại mọi thao tác trên màn hình và lưu lại dưới dạng video để chia sẻ hay xem lại sau đó.

Để kích hoạt chức năng ghi lại màn hình với Game DVR, bạn khởi động ứng dụng Xbox lên, sau đó chọn tiện ích muốn quay phim lại và nhấn tổ hợp phím Windows+G để kích hoạt thanh Game Bar. Sau đó, bạn nhấn chọn thông báo “Yes, this is a game” để đánh lừa Windows 10 ứng dụng hiện tại là một trò chơi. Để bắt đầu ghi lại màn hình, bạn nhấn tổ hợp phím Windows+Alt+R. Tất cả các video quay được sẽ được lưu trong mục Game Clip, bạn có thể chia sẻ với nút Share, chỉnh sửa (Edit), lưu lại trên một vị trí khác trên máy tính (Save to PC) hay xóa đi dễ dàng.

Như vậy, không cần phải cài thêm tiện ích bổ sung như SnagIt hay Screen Capture mà bạn vẫn quay phim màn hình được với công cụ tích hợp sẵn trên Windows 10.

DirectX 12 giúp các phần cứng mới phát huy hết sức mạnh trên Windows 10.

Hỗ trợ DirectX 12

Với DirectX 12, các lập trình viên có thể tạo ra những ứng dụng, trò chơi khai thác được tối đa sức mạnh của phần cứng của hệ thống là CPU và GPU thế hệ mới, nhất là các dòng máy tính hỗ trợ nhiều GPU để có được hiệu năng và chất lượng hình ảnh đẹp nhất.

Các API của DirectX 12 hiện chỉ hỗ trợ Windows 10, nên có thể nói phiên bản hệ điều hành này rất thích hợp cho các game thủ trải nghiệm các trò chơi với hiệu ứng đồ họa cao cấp trên nền tảng phần cứng mới.

Chế độ tiết kiệm pin Battery Saver giúp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Chức năng in ra PDF

Không cần cài thêm ứng dụng hay trình điều khiển ảo để tạo máy in giả lập, người dùng Windows 10 có thể tạo ra file PDF dễ dàng bằng cách nhấn Print.

Trước hết, bạn vào Settings > Devices > chọn mục Printers & Scanners và thêm tùy chọn Microsoft Print to PDF vào danh sách máy in. Kể từ bây giờ, bạn có thể lưu mọi tài liệu sang PDF bằng cách nhấn Print (hoặc phím tắt Ctrl+P) và chọn máy in Microsoft Print to PDF

Chức năng tiết kiệm pin

Nếu bạn đang dùng máy tính bảng hay laptop thì chức năng này sẽ phát huy tác dụng, vì sẽ giúp cho thời lượng pin kéo dài thêm vài chục phút đến vài tiếng.

Để kích hoạt chức năng tiết kiệm pin trên Windows 10, bạn vào Settings > System > Battery Saver và chuyển tùy chọn Battery saver is currently sang ON.

Phím tắt mới

Để sử dụng Windows 10 hiệu quả hơn, bạn nên áp dụng các tổ hợp phím tắt mới để đơn giản hóa các bước thao tác. Sau đây là các cụm phím tắt mà Microsoft áp dụng cho Windows 10: 

PC World VN, 10/2015

PCWorld

cách dùng Windows 10, Thủ thuật windows, tính năng ẩn, Windows 10


© 2021 FAP
  2,571,207       1/259