Khoa học

Tổ khủng long hóa thạch

Các nhà cổ sinh vật học nghiệp dư đã phát hiện tổ khủng long hóa thạch ở Lujiatun, Yixian, phía đông bắc Trung Quốc. Hóa thạch được cho là khoảng 120 triệu năm tuổi, gồm 24 khủng long con và một cá thể lớn tuổi hơn.

Ảnh: University of Pennsylvania 
Ảnh: University of Pennsylvania

Vị trí và tính chất của hóa thạch cho thấy tất cả khủng long trong tổ đã chết cùng nhau, có thể đó là hậu quả của một vụ lở đất do núi lửa phun trào nên chúng không kịp chạy thoát. 25 hóa thạch khủng long đều thuộc loài Psittacosaurus lujiatunensis, Còn gọi là “thằn lằn vẹt”.

Báo Daily Mail dẫn lời Giáo sư Peter Dodson và nhà nghiên cứu Brandon Hedrick từ Đại học Pennsylvania cho biết Psittacosaurus là loài ăn thực vật giống như linh dương, rất phổ biến. Những con nhỏ trong tổ có hộp sọ khoảng 11,4 cm cho thấy tuổi của chúng lúc chết là 4 - 5. Con khủng long lớn nhất trong tổ khoảng 8 - 9 tuổi do vậy nó chỉ là anh hoặc chị chứ không phải bố mẹ. Thằn lằn vẹt trưởng thành dài 0,8 - 2 m, nặng 25 - 80 kg và cao 1,2 m.

Song Mai

ThanhNien

khủng long, hóa thạch, tổ khủng long, Song Mai


© 2021 FAP
  345,581       1/973