Sống khỏe

Đưa Việt Nam trở thành “thủ phủ” ngành tôm

Việt Nam sẽ là “thủ phủ tôm” của thế giới, và Bạc Liêu sẽ là “thủ phủ tôm” của Việt Nam. Đó là mong muốn, cũng là mục tiêu cụ thể của ngành tôm Việt Nam và tỉnh Bạc Liêu.

Đưa Việt Nam trở thành “thủ phủ” ngành tôm - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường vừa có buổi khảo sát mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một doanh nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu vào ngày 2 - 6 - Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Ngày 30 – 1, làm việc tại Bạc Liêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến từ khóa "ngành công nghiệp tôm", và chỉ đạo tỉnh Bạc Liêu xây dựng để là "Thủ phủ của ngành tôm". Một "đề bài" được đánh giá không kém phần hóc búa đối với tỉnh nhỏ của vùng Bán đảo Cà Mau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, môi trường, đây là hướng đi phù hợp để không chỉ Bạc Liêu, mà các tỉnh ven biển, vốn đang đối diện với tình trạng nước biển dâng cao, kéo theo xâm nhập mặn ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích sản xuất nông nghiệp. Tình thế buộc các địa phương, trong đó có Bạc Liêu phải chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm hoặc lúa tôm, rừng tôm… Tăng diện tích, đồng nghĩa với sản lượng tôm sẽ tăng theo từng năm. Nếu làm tốt câu chuyện nuôi trồng, chế biến hướng đến thị trường thì các tỉnh vùng tôm sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Đưa Việt Nam trở thành “thủ phủ” ngành tôm - Ảnh 2.

"Có thể nói trong gần 20 năm vừa qua, từ xuất phát điểm ngành tôm nhỏ lẻ, giá trị xuất khẩu không đáng kể, chúng ta đã xây dựng được một ngành hàng phản ánh đúng thế mạnh của Việt Nam. Với tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt tới 3,85 tỉ USD. Không chỉ xuất khẩu, mà chúng ta còn lượng hàng hóa rất lớn cho tiêu dùng nội địa…"

Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Con số 3,85 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017, tăng 22,3% năm 2016, được xem là một "kỳ tích".

Trong hơn 20 năm, từ "phong trào" bửa đập lấy nước mặn vào nuôi của người dân vùng Bán đảo Cà Mau, đến mô hình "con tôm ôm cây lúa", coi như sự chung sống dịu dàng giữa cây nước ngọt và con nước lợ trên đồng đất. Từ nuôi tôm quảng canh "phó mặc cho trời" của người nông dân, đến nuôi tôm "siêu thâm canh" áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ nuôi tôm. Ngành tôm nói chung và người nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL, trong đó có Bạc Liêu, đã tiến một bước dài để làm chủ công nghệ nuôi.

Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến đã đưa con tôm đến được với những thị trường khó tính nhất, như EU, Mỹ, Nhật… là những bảo chứng cho chất lượng sản phẩm tôm xuất khẩu của VN. Đây được xem là có phần đóng góp không nhỏ của lãnh đạo các địa phương khi quyết tâm "làm sạch" tôm nguyên liệu trước khi đến xưởng chế biến.

Đưa Việt Nam trở thành “thủ phủ” ngành tôm - Ảnh 4.

Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong ngành tôm, từ khâu con giống, thức ăn, nạn tôm chết, giá tôm bấp bênh, ảnh hưởng lớn của thị trường Trung Quốc… Nhưng, với tuyên bố tái cơ cấu lại ngành tôm với những bước đi cụ thể, mà xây dựng "Thủ phủ tôm" Bạc Liêu là một hình mẫu, ngành tôm Việt Nam có căn cứ để chờ đợi những cột mốc của "kỳ tích" khác.

Đưa Việt Nam trở thành “thủ phủ” ngành tôm - Ảnh 5.
Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,426,472       1/691