Sống khỏe

Ấn Độ quyết tâm ‘xóa sổ’ nhựa dùng một lần vào năm 2022

TTO - Trong bối cảnh nhiều nước đau đầu với tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác nhựa, Ấn Độ tuyên bố thẳng nước này sẽ xóa sạch bóng dáng của tất cả loại nhựa dùng một lần trong 4 năm tới.

Ấn Độ quyết tâm ‘xóa sổ’ nhựa dùng một lần vào năm 2022 - Ảnh 1.

Một người đàn ông Ấn Độ phân loại các chai nhựa có thể tái chế gần một đường ray xe lửa ở thành phố Ahmadabad hôm 5-6 - Ảnh: AP

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây cho biết Ấn Độ sẽ chấm dứt sử dụng tất cả loại nhựa dùng một lần ở nước này vào năm 2022, theo báo Guardian (Anh).

"Những lựa chọn mà chúng ta đưa ra hôm nay sẽ quyết định tương lai chung của chúng ta. Thông qua nhận thức, công nghệ, và sự hợp tác mang tính toàn cầu thật sự, tôi tin chắc rằng chúng ta có thể đưa ra các lựa chọn đúng đắn. Chúng ta hãy chung tay để đối phó tình trạng ô nhiễm do nhựa và biến hành tình này trở thành một nên tốt hơn để sống" ông Modi phát biểu ngày 5-6.

Cam kết của ông Modi là một trong những cam kết tham vọng nhất trong số những hành động đang được thực hiện nhằm chống lại tình trạng ô nhiễm do nhựa đang diễn ra ở 60 quốc gia trên thế giới.

Mục tiêu của ông Modi là mạnh mẽ ngăn chặn việc sử dụng nhựa trong lòng 1,3 tỉ dân đang sống ở đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất thế giới.

Ấn Độ quyết tâm ‘xóa sổ’ nhựa dùng một lần vào năm 2022 - Ảnh 2.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ, với đường bờ biển dài 7.500km, cũng công bố một chiến dịch hành động quốc gia chống rác biển và một chương trình nhằm đánh giá có bao nhiêu rác nhựa đã được thải vào vùng biển của nước này.

Quốc gia Nam Á cũng cam kết sẽ biến 100 địa điểm có các công trình nổi tiếng sạch bóng rác, trong đó có đền Taj Mahal.

"Suy thoái môi trường gây hại cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhiều nhất" ông Modi giải thích.

Trong một ví dụ cho thấy cách làm việc "nói là làm", nhà lãnh đạo Ấn Độ hồi năm 2014 cam kết sẽ mang điện đến với gần 20.000 người sống trong tình trạng thiếu điện ở nước này vào năm 2019. Hôm 28-4 vừa qua, ông Modi tuyên bố mục tiêu này đã đạt được.

Ấn Độ quyết tâm ‘xóa sổ’ nhựa dùng một lần vào năm 2022 - Ảnh 3.

Người ta đi qua lại một bãi biển với đủ mọi loại rác ở thành phố Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ - Ảnh: AP

Một báo của Liên Hiệp Quốc được đưa ra vào Ngày môi trường thế giới (5-6) cho thấy hàng chục quốc gia hiện đang nỗ lực cắt giảm việc sử dụng nhựa.

Trong số này có việc cấm sử dụng các túi nhựa ở Kenya, cấm sử dụng nhựa styrofoam ở Sri Lanka và đưa vào sử dụng các loại túi có khả năng phân hủy tại Trung Quốc.

Trong khi đó, việc áp thuế lên các loại túi nhựa dùng một lần đã giúp giảm việc dùng các túi nhựa ở Anh. Nước này cũng đã cấm sử dụng các hạt vi nhựa (microbead) trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân.

Tuy nhiên, cam kết của Thủ tướng Anh Theresa May về việc chấm dứt "chất thải nhựa có thể tránh được vào cuối năm 2042" hiện bị chỉ trích là quá lâu.

Ấn Độ quyết tâm ‘xóa sổ’ nhựa dùng một lần vào năm 2022 - Ảnh 4.

Các tình nguyện viên nhặt rác tại một bãi biển ở thành phố Mumbai - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Hàng triệu tấn rác nhựa được đổ ra biển mỗi năm, gây ảnh hưởng tới cá voi và các loài sinh vật khác, phần nhiều là ở châu Á. Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác nhựa đã được ghi nhân trên toàn cầu, từ những hòn đảo xa xôi cho đến những đỉnh núi cao vút ở Thụy Sĩ.

"Không nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đang đứng trên bờ vực tai họa nhựa" Giám đốc điều hành Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UN Environment) Erik Solheim ngày 5-6 cảnh báo.

Ông Solheim cũng khen ngợi sáng kiến của Ấn Độ: "Họ đã cho thấy rằng động cơ chính trị, vốn đã được biến thành hành động thực tế, có thể truyền cảm hứng cho thế giới và nhen nhóm cho sự thay đổi thật sự".

Lên đường tìm kế bảo vệ môi trường Lên đường tìm kế bảo vệ môi trường

TTO - Trong khi nhiều quốc gia vẫn miệt mài khai thác tài nguyên, tàn phá môi trường, nhiều cá nhân ở khắp nơi trên thế giới đã lên đường tìm cách cứu hành tinh.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,219,569       25/1,301