Sống khỏe

Tương lai một ngày sẽ có 25 giờ?

TTO - Mỗi năm một ngày trên Trái Đất dài thêm 1/75.000 giây và trong tương lai mỗi ngày sẽ có tới 25 giờ, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.

Tương lai một ngày sẽ có 25 giờ? - Ảnh 1.

Mặt trăng ngày càng xa Trái Đất khiến thời gian một ngày dài hơn mỗi năm - Ảnh: ALAMY

Trang The Guardian cho biết theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian trên Trái Đất hiện tại chậm hơn 5 giờ 15 phút so với một tỉ năm trước đây - trước khi có những sự sống phức tạp trên hành tinh chúng ta.

Cụ thể, các nhà khoa học sử dụng lí thuyết thiên văn học, kết hợp với những dấu hiệu địa hóa học thực tiễn tồn tại trong những khối đá cổ, chỉ ra rằng 1,4 tỉ năm trước, thời gian Trái Đất quay quanh trục chỉ mất 18 giờ 41 phút.

Điều này đồng nghĩa với việc trong suốt hơn 1 tỉ năm qua, Trái Đất quay chậm thêm khoảng 1/75.000 giây mỗi năm.

Nguyên nhân do mặt trăng di chuyển xa Trái Đất hơn. Nhóm nghiên cứu gồm Stephen Meyers ở ĐH Wisconsin-Madison (Wisconsin, Mỹ) và Alberto Malinverno ở ĐH Columbia (New York, Mỹ) tính toán: trải qua 1,4 tỉ năm, mặt trăng đã "trôi xa" Trái Đất thêm 44.000km và hiện cách hành tinh chúng ta 384.400km.

Hiện nay, mặt trăng đang di chuyển ra xa Trái Đất với tốc độ 3,82cm/năm. "Khi mặt trăng xa Trái Đất hơn, tốc độ tự quay quanh trục của Trái Đất sẽ chậm hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Mayers cho biết.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định ngày trên Trái Đất sẽ còn dài hơn nữa. Khoảng 200 triệu năm tới, một ngày trên Trái đất sẽ dài 25 giờ đồng hồ.

Tương lai một ngày sẽ có 25 giờ? - Ảnh 2.

Gần như mọi vật thể trong Hệ mặt trời đều có tác động ít nhiều đến Trái Đất - Ảnh: Moon Blink

Chuyển động của Trái Đất chịu ảnh hưởng từ các hành tinh, mặt trăng và các vật thể khác chuyển động xung quanh do tác động của lực hấp dẫn.

Do đó, khoảng cách thay đổi có thể làm lực tương tác thay đổi, có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của Trái Đất quanh mặt trời hay chu kỳ tự quay quanh trục của hành tinh chúng ta.

Điều này có ý nghĩa đến sự phân bố nắng từ mặt trời lên Trái Đất và quyết định tốc độ của hiện tượng biến đổi khí hậu tự nhiên.

Về phần mặt trăng, nhóm nghiên cứu cho biết mặt trăng sẽ không tách xa Trái Đất mãi mãi. Đến một lúc nào đó, mặt trăng sẽ đạt đến một ví trí ổn định. Có điều ở vị trí đó, vĩnh viễn chỉ một nửa bề mặt Trái Đất nhìn thấy "chị Hằng", phần còn lại không thể.

Trong tương lai, các nhà khoa học còn muốn sử dụng phương pháp nghiên cứu của nhóm Meyers để tìm hiểu lại sự hình thành và phát triển của hệ mặt trời vào hàng tỉ năm trước.

Một tiểu hành tinh vừa bay sát Trái đất nhất trong 300 năm qua Một tiểu hành tinh vừa bay sát Trái đất nhất trong 300 năm qua

TTO - Tiểu hành tinh có kích thước cỡ một sân bóng đá vừa bay ngang qua Trái đất với vận tốc 46.116 km/h.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,207,355       2/1,163