Sống khỏe

Mù một mắt do chủ quan khi điều trị bướu cổ

TTO - Nam bệnh nhân (49 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang) đã được phát hiện mắc bệnh bướu cổ (basedow). Do không dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định, nay anh bị mù mắt trái. Bệnh viện đang cố gẵng chữa mắt phải.

Mù một mắt do chủ quan khi điều trị bướu cổ - Ảnh 1.

Bệnh nhân hỏng hoàn toàn mắt trái do chủ quan, tự ý bỏ thuốc - Ảnh: BVCC

Anh được phát hiện bướu cổ bị cách đây 7 năm. 4 năm trước bệnh nhân bị biến chứng lồi mắt trái, đã được phẫu thuật và năm 2017 đã được điều trị ổn định tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư.

Tuy nhiên, bệnh nhân lại vừa phải vào Bệnh viện Nội tiết T.Ư trong tình trạng mắt trái lồi trở lại, giác mạc bị loét, mất thị lực, mắt phải bị lồi.

Do bệnh nhân vào viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên bệnh viện chỉ có thể xử lý để mắt phải xẹp trở lại, còn mắt trái thì không cứu được.

Theo bác sĩ Lê Thị Việt Hà, trưởng Khoa bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết T.Ư, bệnh nhân đã lơ là, chủ quan, không dùng thuốc chữa bướu cổ đầy đủ theo chỉ định.

Bác sĩ Hà cũng cho hay lồi mắt do bướu cổ là dấu hiệu dễ thấy của các bệnh về mắt liên quan bệnh lý tuyến giáp. Bên cạnh điều trị bướu cổ, bệnh nhân cũng không được chủ quan với các bệnh lý về mắt để không ảnh hưởng tới thị lực, thẩm mỹ.

Như trường hợp của bệnh nhân trên, dù đã bị lồi mắt nhưng không điều trị, chỉ đến khi mắt mờ, chảy dịch, lồi nhiều mới đến bệnh viện thì đã quá muộn.

Không chỉ có biến chứng về mắt, bệnh bướu cổ còn gây nhiều biến chứng như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, lãnh cảm ở phụ nữ, liệt dương ở nam giới.

Để phòng ngừa các biến chứng này, bác sĩ Hà đề nghị bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị và không tự ý bỏ thuốc chữa bệnh.

Những món ăn có lợi cho người bị bướu cổ Những món ăn có lợi cho người bị bướu cổ

Bướu cổ đơn thuần thường do ăn uống thiếu i-ốt gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng i-ốt cao như sò, ngao, hải đới…

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  1,186,867       3/1,103