Thế giới

Nga công bố nguyên nhân tiêm kích bom Su-34 lật ngửa khi hạ cánh

Hệ thống dù hãm hỗ trợ hạ cánh gặp trục trặc kỹ thuật, khiến chiếc Su-34 của không quân Nga trượt khỏi đường băng và lật ngửa khi hạ cánh.

nga-cong-bo-nguyen-nhan-tiem-kich-bom-su-34-lat-ngua-khi-ha-canh

Chiếc Su-34 của Nga nằm ngửa bụng trên bãi cỏ. Ảnh: Defense-aero.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 18/11 công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến chiếc tiêm kích bom Su-34 bị lật ngửa trong khi hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở miền tây nước Nga, cách biên giới Ukraine chỉ vài km vào ngày 4/6//2015, sau hơn một năm điều tra, theo Defense-aero.

Theo kết quả điều tra, khi chiếc Su-34 tiếp đất, bộ phận bung dù hỗ trợ hạ cánh của máy bay gặp trục trặc kỹ thuật, khiến nó lao đi một quãng đường dài trên đường băng trong trạng thái mất cân bằng rồi trượt ra bãi cỏ cuối đường băng và lật ngửa. Cả hai phi công chỉ bị thương nhẹ và tự thoát được khỏi máy bay.

Video do hệ thống trên máy bay ghi lại cho thấy nhiều tín hiệu cảnh báo vang lên trong lúc chiếc Su-34 hạ cánh, khi phi cơ gần như không giảm tốc độ khi đã chạy hết đường băng. Đến cuối đường băng, chiếc Su-34 ngoặt sang trái, một tiếng động lớn vang lên sau đó, đồng hồ hiển thị trên màn hình cho thấy máy bay đang ở tư thế lật ngửa.

Tiêm kích bom Su-34 sử dụng hai dù hãm ở đuôi để giảm tốc độ trong lúc hạ cánh. Máy bay này là loại vũ khí tấn công mặt đất hiện đại được chế tạo nhằm thay thế cho dòng máy bay cường kích Su-24. Ý tưởng thiết kế về loại tiêm kích bom này được thực hiện từ đầu những năm 1980, nhưng đến năm 1994, chiếc máy bay Su-34 đầu tiên mới ra đời.

Camera trên máy bay ghi lại giây phút chiếc Su-34 gặp nạn

Su-34 được mệnh danh là "xe tăng bay" bởi số vũ khí khổng lồ mà nó có thể mang theo trong mỗi lần xuất kích, với tổng cộng 8 tấn bom đạn, tên lửa các loại, trong đó có các loại tên lửa không đối đất, không đối hải, bom dẫn đường, bom thông thường.

Xem thêm: Su-34, 'xe tăng bay' Nga có thể dùng không kích IS

Nguyễn Hoàng

VNExpress

Su-34, Nga, bộ phận bung dù hỗ trợ hạ cánh


© 2021 FAP
  3,215,443       2/1,510