Thế giới

Cuộc sống ở miền viễn biên Trung - Triều

Tuy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, đa số người trẻ ở vùng biên giới Trung - Triều không cảm thấy lo lắng.

cuoc-song-o-mien-vien-bien-trung-trieu

Phóng viên Koh (hàng đầu, đeo kính trắng) và nhóm bạn trẻ đi picnic ven sông Áp Lục. Ảnh: CNA

Phóng viên Jeremy Koh và đồng nghiệp thuộc kênh truyền hình Channel News Asia của Singapore hồi đầu tháng 5 có chuyến công tác tới Trường Bạch, thị trấn nằm ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc giáp biên giới Triều Tiên.

Trên đường đi tới Trường Bạch, đoàn phóng viên đi qua nhiều trạm kiểm soát. Lính biên phòng kiểm tra rất kỹ hộ chiếu của họ. Cuối cùng, đoàn cũng tới được Trường Bạch.

"Trường Bạch và Hyesan, thị trấn Triều Tiên, gần nhau tới nỗi có thể ném đá từ bên này qua bên kia. Hai nơi được ngăn cách bởi con sông Áp Lục", Koh viết.

Trường Bạch là điểm gần nhất của Trung Quốc với khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên, cách nhau khoảng 100 km. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao sau hàng loạt vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, bất chấp sự phản đối của quốc tế, trong đó có Trung Quốc, đồng minh lâu năm của Triều Tiên.

cuoc-song-o-mien-vien-bien-trung-trieu-1

Thành phố Hyesan, phía bên kia sông Áp Lục. Ảnh: CNA

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang kêu gọi áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Triều Tiên. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Cheng Xiaohe, Đại học Nhân dân Trung Quốc, "căng thẳng chỉ được phản ánh ở cấp độ chính quyền còn đối với người dân, họ có lẽ không để tâm mà chỉ đang bận lòng về cuộc sống thường nhật".

Lớp trẻ và lớp già

So sánh với những thành phố biên giới khác ở Trung Quốc, Trường Bạch chỉ là một thị trấn cấp huyện nhỏ. Không khí tại các khu chợ và quảng trường công cộng khá nhộn nhịp. Một vài nhóm thanh niên rủ nhau đi picnic ven sông.

Một trong số đó là Jin Yongjun, chàng trai 23 tuổi người dân tộc thiểu số Triều Tiên sinh ra và lớn lên tại Trường Bạch. Bố của Yongjun đã sang Hàn Quốc làm thuê còn mẹ bán buôn quần áo cho thương nhân Hyesan.

Bà từ chối trả lời phỏng vấn. Yongjun, hay còn gọi là Xiao Jin, giải thích mẹ mình lo lắng nên không muốn nói chuyện.

"Thế hệ lớn tuổi đang cảm thấy cực kỳ lo lắng, khác hẳn chúng tôi", Xiao Jin cho biết. "Họ lo lắng vì họ đã ở đây cả đời rồi. Còn người trẻ chúng tôi thì suy nghĩ thoáng hơn. Chúng tôi cho rằng nếu xảy ra chiến tranh thì chẳng bên nào có lợi, vì thế chúng tôi không cho rằng chiến sự có thể nổ ra".

Xiao Jin cho biết từng 5 lần cảm thấy những cơn địa chấn từ các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Khi đó, nhà cửa rung chuyển, đồ đạc rơi vỡ. "Chúng tôi không sợ", cậu nhún vai nói. 

Quan Chunfu, bà trẻ của Yongjun - dì của mẹ cậu, lại tỏ ra cực kỳ lo lắng.

"Điều khiến tôi lo lắng nhất là chiến tranh. Tôi liên tục theo dõi thông tin trên báo chí và tôi hy vọng phía Triều Tiên có thể giải quyết một cách hòa bình với Mỹ vì gia đình tôi ở phía bên kia (Triều Tiên), bà nói.

Lo lắng của bà Quan Chunfu:

Giống như nhiều người dân thị trấn Trường Bạch, bà Quan từng sống nhờ buôn bán với phía bên kia sông. Bà đổi quẩn áo lấy các loại hải sản như hải sâm, cá biển. Tuy nhiên, công việc này dừng lại khi an ninh biên giới thắt chặt từ năm 2002, bà cũng mất liên lạc với họ hàng ở Hyesan.

"Tôi có ông chú nhà ở phía bên kia. Từ bên này tôi vẫn trông thấy nhà ông ấy nhưng lại không thể gặp ông", bà cho biết.

"Tôi rất muốn được biết họ có khỏe không. Tôi hy vọng có thể giúp gì đó cho họ. Tôi biết cuộc sống ở Triều Tiên rất khó khăn, ước gì có thể gửi chút tiền qua nhưng không rõ họ còn sống không. Lâu rồi tôi không nhận được tin họ", bà bày tỏ.

Ném đá

Bà Quan cho biết bây giờ không dám lại gần bờ sông, mà chỉ dám đứng từ xa nhìn sang, sau khi lính Triều Tiên ném đá xua đuổi. 

"Tôi không rõ tại sao họ lại ném đá. Trước đây, chúng tôi hay mang thức ăn sang cho người dân bên kia. Khi đó, trẻ con Triều Tiên mặt mũi lem luốc, nhặt rác dưới đất lên ăn, đôi khi chúng vượt sông sang đây. Tuy nhiên, bây giờ họ đã chặn lại toàn bộ khu vực và không ai dám vượt qua", bà nói.

Thời thơ ấu ném đá sang bên kia sông Áp Lục và mong ước tương lai của Xiao Jin:

Theo một số báo cáo, Hyesan là một trong những nơi có người Triều Tiên đào tẩu nhiều nhất tìm đường sang Hàn Quốc.

Buối tối cuối cùng tại Trường Bạch, đoàn phóng viên leo lên núi Tháp Sơn, phóng tầm mắt ra xa. Mặt trời lặn, ánh đèn thắp sáng thị trấn nhỏ Trường Bạch, xe cộ di chuyển khắp đường phố. 

Ở bên kia, Hyesan chìm trong bóng tối. Khoảng sáng duy nhất là quảng trường công cộng nơi có tượng đài. 

"Tôi cảm giác như đang nhìn thấy cùng lúc hai thế giới trên hai hành tinh khác nhau, cách nhau chỉ vài mét, ngăn cách bởi sông Áp Lục", Koh nhận xét.

Hồng Hạnh

VNExpress

cuộc sống, viễn biên, Trung Quốc, Triều Tiên, thị trấn Trường Bạch, thành phố Hyesan, thử hạt nhân, căng thẳng, người dân, Jin Yongjun


© 2021 FAP
  4,405,716       65/1,047