Xã hội

Hết lòng với học sinh khuyết tật

Bản thân khiếm khuyết, từng có nhiều năm học tập trong môi trường dành cho người khuyết tật nên sau khi học xong lớp 9, anh Nguyễn Quốc Hoàn ở lại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai làm bảo mẫu.

Bản thân khiếm khuyết, từng có nhiều năm học tập trong môi trường dành cho người khuyết tật nên sau khi học xong lớp 9,

Anh Nguyễn Quốc Hoàn ở lại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai
Anh Nguyễn Quốc Hoàn ở lại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai

làm bảo mẫu.

Công việc bảo mẫu của anh ngày nào cũng bắt đầu từ sáng sớm với việc đánh thức các em dậy, vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng, phân công dọn dẹp phòng ở. Khi các em vào lớp học thì anh vào bếp phụ làm đồ ăn, khảo bài mỗi tối... cho đến khi các em lên giường đi ngủ. Vất vả là thế, trong khi thù lao mà anh nhận hàng tháng chưa đến 2 triệu đồng, nhưng bằng tấm lòng với trẻ khuyết tật, anh vẫn hoàn thành tốt vai trò bảo mẫu của mình, được học sinh yêu mến.

Em Lý Văn Minh (học sinh lớp 6 của trung tâm, hiện ở nhà A5), chia sẻ: “Với em, anh Hoàn không chỉ là bảo mẫu mà còn như một người bạn, người cha, người mẹ thứ 2. Chiếc quần, chiếc áo của chúng em chẳng may sứt chỉ, anh tự tay xỏ kim khâu lại; mỗi khi trong phòng có đứa nào bị bệnh, anh lo lắng đứng ngồi không yên...”.

Bà Hoàng Thị Vân Nga, Giám đốc trung tâm, cho biết thêm không chỉ chăm sóc trẻ khuyết tật bằng tình yêu thương, trong công việc anh Quốc Hoàn rất sáng tạo. Điều mà cán bộ, viên chức trung tâm học tập ở anh chính là cách quản lý học sinh. Để dễ dàng quản lý học sinh cũng như các bậc phụ huynh, anh dùng cuốn sổ ghi chép lý lịch, số điện thoại người thân, bên cạnh dán một tấm hình của các em, khi liên hệ chỉ cần mở sổ mà không cần mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm.

Cẩm Tú

Đồng Nai

© 2021 FAP
  66,482,091       2/1,172