Xã hội

Kiến nghị điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

(ĐN)- Ngày 27-12, Đoàn công tác do Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ Trương Hồng Dương làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Đồng Nai về thực hiện Bộ Luật lao động năm 2012,...

(ĐN) – Ngày 27-12, Đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ do ông Trương Hồng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Đồng Nai về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Bộ Luật lao động năm 2012, nhằm có cơ sở để xem xét hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Bộ Luật lao động.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở Lao động – thương binh – xã hội Phạm Văn Cộng đã nêu 7 đề xuất, kiến nghị với các vấn đề của dự thảo sửa đổi bộ luật lao động. Trong đó, nổi lên là đề xuất tuổi về hưu cần xem xét lại; đề nghị kết hợp giữa phương án 1 và phương án 3 là tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 đối với nam và 58 tuổi đối với nữ theo lộ trình mỗi năm tăng 4 tháng. Đồng thời, chỉ thí điểm thực hiện với khối hành chính sự nghiệp trước, phải xác định rõ danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại.

Giám đốc Sở Lao động - thương binh - xã hội đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Bộ Luật lao động.
Giám đốc Sở Lao động - thương binh - xã hội, đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Bộ Luật lao động.

 Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp nhất trí với việc điều chỉnh tăng tuổi hưu đối với người lao động có trình độ từ đại học, sau đại học trở lên, thuộc các ngành nghề nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế...để họ tiếp tục đóng góp những kiến thức cho xã hội. Đối với lao động phổ thông, nhất là những ngành nghề độc hại, nặng nhọc, nên giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu như hiện nay là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.

Theo đó, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu phải có lộ trình, có quy định cụ thể ngành nghề rõ ràng, tránh chung chung để thực hiện dễ hơn.

Ngọc Thư

Đồng Nai

© 2021 FAP
  66,477,003       3/833