Xã hội

Đi thi với tâm lý thoải mái nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, TS. tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh - ảnh) gửi tới các thí sinh lời khuyên: đừng tưởng tượng cảnh thi rớt, quên bài... mà hãy nghĩ đi thi giống như đi đá banh, đá hết mình là được.

TS. tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
TS. tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Trước kỳ thi THPT quốc gia, TS. tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh - ảnh) gửi tới các thí sinh lời khuyên: đừng tưởng tượng cảnh thi rớt, quên bài... mà hãy nghĩ đi thi giống như đi đá banh, đá hết mình là được.

Thí sinh nên tìm hiểu trước đường đi, nhớ ăn sáng đầy đủ, vì “có thực mới vực được “não”. Ngày thi là ngày não bộ phải ở đỉnh cao phong độ, tư duy mới rành mạch. Nên đem theo nhiều bút dự phòng, mặc bộ quần áo mình ưng ý nhất, mang đôi giày đẹp nhất... để thấy mình cũng oách, cũng hấp dẫn, cũng tự tin.

Vấn đề thí sinh cần làm là tránh quên kiến thức 3 năm qua chứ không phải cố nhồi thêm kiến thức trong vài ngày. Do đó, đừng thức quá khuya để rồi ngủ quên tới 7 giờ mới dậy đi thi. Ngày đi thi nên mang theo một chai nước suối để ở trước cửa phòng, thỉnh thoảng xin ra uống. Nước sẽ giúp trấn an tốt, cũng là cách để “làm mát não” và “hạ nhiệt tim”.

Đầu buổi thi có gần 30 phút ngồi đợi trước khi mở đề nên thí sinh hãy chuẩn bị sẵn vài câu hỏi vui để giao lưu với thầy cô, quay sang mỉm cười dễ thương làm quen với người ngồi bên cạnh để thư giãn tâm lý. Giám thị nhiều, quy trình khắt khe là giúp kỳ thi công bằng nên đừng thấy vậy mà “sợ”. Nếu đề khó thì sẽ khó với hầu hết mọi người, không chỉ với riêng mình, cho nên thí sinh chỉ việc làm hết sức mình.

Khi làm bài, đừng quan tâm đến mấy thí sinh khác. Ai xin giấy nhiều chưa chắc đã giỏi, ai ra về sớm chưa chắc là làm được hết. Khi có sự cố muốn đi vệ sinh, đau bụng, bị thí sinh khác quấy rối... cứ mạnh dạn giơ tay nhờ các “giám thị thiên thần” giúp đỡ.

Thành Nam (ghi)

Đồng Nai

© 2021 FAP
  66,398,185       2/1,149