Công nghệ thông tin

TP HCM ngập do... trời

Giám đốc Sở GTVT TP HCM Nguyễn Thành Chung cho rằng ngoài những điểm ngập do mưa, nhiều điểm ngập mới xuất hiện do biến đổi khí hậu

Ngày 9-12, HĐND TP HCM đã khai mạc kỳ họp thứ 16 khóa VIII. Tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu bức xúc khi chương trình chống ngập của TP HCM trong thời gian qua chưa hiệu quả.

Liên tục “mọc” điểm ngập mới

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP, cho biết thời gian qua, đã thi công lắp đặt đường cống lớn nhưng đỉnh triều cứ tăng liên tục khiến việc chống ngập gặp nhiều khó khăn (hiện nay đỉnh triều đang ở mức 1,68 m tại trạm Phú An - sông Sài Gòn). Tiếp lời, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Nguyễn Thành Chung nói ngoài những điểm ngập do mưa, nhiều điểm ngập mới xuất hiện do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín cắt ngang: “Đồng chí nói TP ngập do mưa, do triều cường nhưng không thấy nói ngập do ta, đề nghị Giám đốc Sở GTVT nói rõ nguyên nhân này”. Giải thích nguyên nhân ngập “do ta”, ông Chung thừa nhận giải pháp chống ngập chưa chính xác, kết nối không đồng bộ, chưa kể các nhà thầu khi thi công dự án chống ngậpkhông tuân thủ các giải pháp bảo đảm thoát nước đã gây ngập cho khu vực khiến người dân bức xúc.

Giám đốc Sở GTVT TP HCM Nguyễn Thành Chung thừa nhận giải pháp chống ngập chưa chính xácẢnh: Tấn Thạnh

Giám đốc Sở GTVT TP HCM Nguyễn Thành Chung thừa nhận giải pháp chống ngập chưa chính xác. Ảnh: Tấn Thạnh

Liệu đường Kinh Dương Vương có hết ngập vào năm 2015 như đã hứa? Ảnh: Thành Đồng
Liệu đường Kinh Dương Vương có hết ngập vào năm 2015 như đã hứa? Ảnh: Thành Đồng

Trong năm 2015, TP đưa ra chỉ tiêu xóa 8 điểm ngập do mưa và 2 điểm ngập do triều cường. Nhiều đại biểu lo ngại TP không thực hiện được chỉ tiêu trên vì trong năm 2014, mới chỉ xử lý được 2/6 điểm ngập tại Tỉnh lộ 43 (quận Thủ Đức) và Quốc lộ 1 (quận 12). Theo Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP HCM, 3 điểm ngập còn lại tại Chợ Cầu (quận Gò Vấp) thuộc dự án tiêu thoát nước và giảm ô nhiễm môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đang được triển khai, đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) đang giải phóng mặt bằng và đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) đang thi công. Riêng điểm ngập nặng trên đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) chỉ mới hoàn tất thiết kế, đến cuối năm 2015 mới hoàn tất. Lý giải nguyên nhân chậm trễ, trung tâm này cho biết do thủ tục triển khai thực hiện các dự án mất khá nhiều thời gian, việc giải phóng mặt bằng và bố trí vốn gặp nhiều khó khăn. “Nhiều dự án nhỏ phải chờ dự án lớn khiến hiệu quả chống ngập không cao” - đại diện trung tâm thừa nhận.

Băn khoăn việc thu phí đường bộ

Một vấn đề “nóng” được nhiều đại biểu quan tâm là việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Sau 2 năm tạm hoãn, UBND TP HCM đề nghị cho triển khai thu phí từ ngày 1-1-2015. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng nhiều đại biểu rất băn khoăn vì các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ sau 2 năm thực hiện cũng chỉ đạt 30%-50% chứ không thể thu đủ như dự kiến. “TP HCM có đến 20% xe máy ngoài tỉnh, vấn đề xe không chính chủ sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn khi thực hiện, chưa kể việc chưa có chế tài thích hợp khi người đóng người không” - đại biểu Lâm Thiếu Quân phân tích. Thừa nhận việc triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy có nhiều bất cập, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết Công an TP HCM cũng lắc đầu vì hiện chưa có quy định để xử lý những người không chịu nộp phí. Bà Tâm đề nghị các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về vấn đề này trong buổi thảo luận chung tại hội trường vào sáng 10-12 vì TP HCM đã bị Trung ương nêu đích danh “chậm thực hiện việc thu phí”! Chiều 10-12, đại biểu HĐND TP HCM tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh lãnh đạo.

Trình dự án “khu đất vàng”

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đọc 10 tờ trình để HĐND TP thảo luận, thông qua. Đáng chú ý là tờ trình về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đất vàng Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp (quận 1). Khu đất này có tổng diện tích 5.160 m2, hiện là khu nhà ở tư nhân kết hợp thương mại dịch vụ nhỏ lẻ. Khu vực dự án có 129 hộ dân (với tổng diện tích sử dụng 1.461 m2) bị ảnh hưởng. Dự án đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách với kinh phí dự kiến khoảng 70 triệu USD. Theo quy hoạch được duyệt, khu đất được quy hoạch là trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và khách sạn cao cấp, có chiều cao 30 m (8 tầng). Nếu được HĐND TP thông qua, UBND TP sẽ tiến hành thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Báo cáo sai

Nói về chương trình nước sạch, ông Nguyễn Thành Chung cho biết các quận, huyện báo cáo 100% hộ dân đã dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh nhưng thực tế kiểm tra lại không đúng. “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có lấy mẫu nước nhưng chỉ đánh giá bằng mắt. Thẳng thắn mà nói, đến giờ vẫn chưa đánh giá được tỉ lệ người dân vùng nông thôn sử dụng nước sạch. Hiện ở vùng nông thôn còn 135.000 hộ dân sử dụng nước không hợp vệ sinh” - ông Chung nói. Theo ông Chung, chỗ nào người dân phản ánh chưa có nước sạch là TP sẽ đặt bồn ngay.

Người lao động

chống ngập, ngập nước, triều cường, HĐND TP HCM, biến đổi khí hậu, Nguyễn Hữu Tín, dự án chống ngập, sông Sài Gòn, phí sử dụng đường bộ, Nguyễn Thị Qu


© 2021 FAP
  3,243,255       12/1,553