Công nghệ thông tin

Phải đa dạng hóa khách du lịch

Việc độc tôn khách Nga đã khiến thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ không có chỗ đứng

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi lượng khách từ thị trường Đông Âu, châu Âu phục hồi chậm do khủng hoảng kinh tế thì Nga trở thành thị trường chính, thậm chí là “cứu cánh” ở một số điểm đến thuộc Bình Thuận, Khánh Hòa...

Chẳng hạn, chỉ tính riêng tại Công ty Ánh Dương, nếu năm 2011, lượng khách Nga đến chỉ đạt 12.000 khách thì con số này đã tăng hơn 193.000 khách đến cuối năm nay. Khách Nga thường đến vào mùa nghỉ đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), lưu trú từ 12-14 ngày nên chi tiêu cũng khá. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào thị trường Nga đã gây khó khăn cho ngành du lịch một số địa phương nói riêng và cả nước. Trước đó, hồi tháng 5-2014, sau vụ giàn khoan trên biển Đông, lượng khách Trung Quốc đến phía Bắc, miền Trung cũng giảm mạnh đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lữ hành, khách sạn… lao đao.

Du khách Nga ở khu du lịch Mũi Né (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) sụt giảm nghiêm trọng Ảnh: BẠCH LONG
Du khách Nga ở khu du lịch Mũi Né (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) sụt giảm nghiêm trọng Ảnh: BẠCH LONG

Tại Khánh Hòa, theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, lượng khách Nga đến đây ngày một tăng mạnh.Cụ thể: Tháng 9-2014 có gần 22.000 lượt, tháng 10 là 23.600 lượt, tháng 11 lên đến 27.600 lượt… Khách Nga tăng khiến nhiều nhà hàng, khách sạn, văn phòng tour ở TP Nha Trang đồng loạt đổi biển hiệu sang tiếng Nga nhằm đón đầu mùa du lịch của xứ bạch dương. Việc quá chú trọng khách Nga khiến lượng khách truyền thống như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Đức, Hà Lan… đến Khánh Hòa trong năm 2014 giảm từ 25%-40% so với năm 2013.

Anh Daniel, một du khách Úc, cho rằng: Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nhưng ở đây dường như tất cả là của người Nga. Họ chào chúng tôi cũng bằng tiếng Nga. Điều này khiến chúng tôi không vừa lòng!.

Ông Lê Xuân Thơm, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hải Đăng, cho biết việc sụt giảm thị trường khách Nga và khách truyền thống là cái chết đã được báo trước nhưng không ai đứng ra lo. “. Như con voi nằm trong bồn tắm, nó to lớn, nằm là hết chỗ không ai chen vào được” - ông Thơm ví von.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch, nhìn nhận việc tập trung quá nhiều vào một thị trường đang gây khó khăn cho cả nhà quản lý lẫn DN lữ hành, dịch vụ. Với thị trường Nga, đây là sự việc bất khả kháng bởi không chỉ Việt Nam mà các nước trong khu vực như Thái Lan cũng bị sụt giảm mạnh về khách Nga. Lúc này, các địa phương và cả DN cần định hướng lại thị trường bởi không sớm thì muộn, du khách cũng không thể đến mãi một nơi để du lịch và sẽ rời bỏ để khám phá các điểm đến khác.

Tìm nguồn khách mới bù đắp

Anh Nguyễn Lê Hữu Anh, Trưởng Phòng Nhân sự resort Hải Âu (TP Phan Thiết), cho biết resort Hải Âu đã phải kết hợp với các công ty khác giảm giá phòng, tăng cường quảng cáo. Thêm vào đó là quay sang tìm kiếm khách du lịch ở các nước khác như Trung Quốc, Tây Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… để kích cầu du lịch nội địa. “Ngoài ra, chúng tôi còn thương lượng giảm giá phòng để kéo khách về” - ông Lê Tuyền, Phó Giám đốc Công ty Tiến Đạt, nói.

Người lao động

© 2021 FAP
  3,218,060       25/1,245