Công nghệ thông tin

Đưa vào sử dụng Trung tâm không lưu hiện đại nhất Việt Nam

(NLĐO)- Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC Hà Nội) hiện đại tầm khu vực có khả năng hiện thị đồng thời 1.000 máy bay và xử lý 20.000 chuyến bay, tầm hoạt động là 3.792 km.

ATCC Hà Nội có khả năng hiện thị đồng thời 1.000 máy bay và xử lý 20.000 chuyến bay
ATCC Hà Nội có khả năng hiện thị đồng thời 1.000 máy bay và xử lý 20.000 chuyến bay

Sáng nay 13-1, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã khánh thành Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC Hà Nội).

ATCC Hà Nội có tổng mức đầu tư trên 750 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển VATM, trên khu đất có tổng diện tích là 20.566 m2, tại số 5/200 đường Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên - Hà Nội, nằm ngay sát “tổng hành dinh” VATM.

Đây là Trung tâm kiểm soát không lưu hiện đại tầm khu vực, có hệ thống trang thiết bị tiên tiến mà Việt Nam là một trong số những nước đầu tiên áp dụng như hệ thống Tự động quản lý không lưu (ATM). Thiết bị này cho phép giám sát thông qua hệ thống radar và hệ thống giám sát tự động phụ thuộc, có chức năng quản lý cất/hạ cánh.

Trong đó, thiết bị Công trình bao gồm tổ hợp dây chuyền hoạt động mang tính liên hoàn, lần đầu tiên được trang bị đồng bộ 5 dịch vụ (kỹ thuật, không lưu, không báo, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng và cơ sở phối hợp hiệp đồng với bên quân sự), đảm bảo cung cấp phương tiện giám sát mới điều hành hoạt động bay dân dụng và hoạt động hàng không, bao gồm cả các hoạt động bay tầm thấp trong vùng thông báo bay Hà Nội và vùng trách nhiệm bảo đảm hoạt động bay được giao thêm.

ATCC Hà Nội hiện đại tầm khu vực, tầm hoạt động 3.792 km

ATCC Hà Nội hiện đại tầm khu vực, tầm hoạt động 3.792 km

Được biết, ATCC Hà Nội đầu tư một số hệ thống kỹ thuật mới cùng những hệ thống kỹ thuật truyền thống. Các hệ thống kỹ thuật truyền thống bao gồm hệ thống chuyển mạch thoại VCCS, hệ thống thông tin liên lạc đất đối không tần số VHF, hệ thống thông tin vệ tinh (VSAT), hệ thống tổngđài nội bộ PABX....

Hệ thống kỹ thuật mới bao gồm Hệ thống tự động quản lý không lưu (ATMS) hiện đại với khả năng xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn giám sát khác nhau như radar, ADS-B. Đồng thời hệ thống còn tích hợp chức năng quản lý luồng tiếp cận AMAN/DMAN nhằm hỗ trợ kiểm soát viên không lưu trong công tác điều hành bay tại các sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi.

Hệ thống kỹ thuật và các hạ tầng kỹ thuật phụ trợ ATCC Hà Nội đảm bảo cung cấp phương tiện giám sát mới để điều hành cho hoạt động bay dân dụng và hoạt động hàng không chung, bao gồm cả các hoạt động bay tầm thấp trong vùng thông báo bay Hà Nội (FIR/HAN) và vùng trách nhiệm bảo đảm hoạt động bay được giao thêm đáp ứng yêu cầu phối hợp hiệp đồng với quân sự, đảm bảo anh ninh quốc gia.

“Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội và Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài - tiếp cận Hồ Chí Minh sẽ tăng khả năng phối hợp, dự phòng, chuyển đổi tự động, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống xảy ra và tạo ra hạ tầng cơ sở cung cấp các dịch vụ không lưu đồng bộ với công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của quản lý không lưu Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và khu vực” - Tổng giám đốc VATM Đinh Việt Thắng cho biết.

Người lao động

kiểm soát không lưu, quản lý bay, kiểm soát viên không lưu, điều hành bay, hoạt động hàng không, không lưu, điều hành không lưu, đài kiểm soát không l


© 2021 FAP
  3,204,248       11/1,168