Công nghệ thông tin

Hà Nội: Dân phố cổ ngay ngáy lo sinh kế

Dự án giãn dân phố cổ (Hà Nội) giai đoạn 1 sẽ di dời 553 hộ với 1.853 nhân khẩu sang sinh sống tại khu đô thị (KĐT) Việt Hưng (cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội). Cũng trong giai đoạn này, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục đề xuất TP di dời khoảng 5.000 hộ dân còn lại, đạt mục tiêu giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha đến năm 2020.

Mặc dù đồng tình với chủ trương của TP nhưng nhiều hộ dân phố cổ vẫn băn khoăn. Ông Phạm Văn Lợi, chủ hộ đồng thời là người trông coi di tích đình Thanh Hà, nói: “Tôi không muốn đi vì còn làm ăn, buôn bán. Ở đây, ông anh - bà chị có cửa hàng mây tre đan, bánh kẹo; trước tôi cũng có cửa hàng bán bún ngay trước đình, giờ thì trông xe để tăng thu nhập. Sang chỗ mới nghe nói có ki-ốt cho người dân bán hàng nhưng không biết chúng tôi có được nhận gian hàng để buôn bán không?”.

Không gian sống chật chội của một căn nhà ở phố Hàng Bạc
Không gian sống chật chội của một căn nhà ở phố Hàng Bạc

Một người dân sống lâu đời tại số 94 Hàng Gai cho biết gia đình có 10 người sống chung trong phòng hơn 10 m2 nhưng không muốn chuyển chỗ khác vì đã sống quen vì “giờ già rồi, đi xa không biết làm gì để kiếm sống”.

Địa chỉ 18 phố Hàng Chiếu có 9 hộ dân sinh sống và cũng thuộc diện di dời. Anh T., chủ nhà, nói: “Chúng tôi kinh doanh ở đây quen khách rồi. Nhà cửa cũng 40-50 m2 mỗi hộ chứ có chật chội gì đâu. Nếu sang KĐT Việt Hưng thì biết làm gì để sống. Ai đồng ý chứ gia đình tôi thì không!”.

Theo ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, khi di dời sang KĐT Việt Hưng, các hộ dân sẽ được miễn phí 30 m2 diện tích căn hộ tái định cư, phần diện tích trên 30 m2 được trả dần. Các hộ cũng có thể được thuê, mua nhà theo chính sách xã hội. Trường hợp không nhận nhà tái định cư thì ngoài tiền đền bù diện tích bị thu hồi theo khung giá đất của TP sẽ được hỗ trợ thêm 100 triệu đồng.

Còn theo ông Phạm Tuấn Long, Phó Trưởng Ban Quản lý phố cổ, hệ thống ki-ốt tại KĐT Việt Hưng sẽ đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của gần 40% hộ dân.

Người lao động

© 2021 FAP
  3,195,621       1/847