Euro 2016

Mạng xã hội trong quản lý kinh tế

Phải thấy mặt tích cực và lường được sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội, qua đó giúp doanh nghiệp kịp thời biết những thông tin xấu, có tác dụng sai lệch để điều chỉnh

Tại hội thảo “Danh tiếng doanh nghiệp (DN) trong thời đại số hóa” do Quỹ Đầu tư Vietnam Holding tổ chức tại TP HCM mới đây, các chuyên gia cho rằng DN cần phải chủ động đối phó với những nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng từ mạng xã hội (XH).

Nguy cơ từ mạng xã hội

Ông Lê Phụng Hào - Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam, thành viên HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - nhận xét dù thích hay không thích mạng XH, chúng ta vẫn phải thừa nhận nó đang tồn tại và phát triển nhanh chóng. Hoạt động của nó ngày càng thâm nhập sâu vào các DN.

Trong sự kiện chàng trai kỳ diệu Nick Vujicic đến Việt Nam tháng 5-2013, ông Hào, trưởng ban tổ chức, cho biết sự kiện mang ý nghĩa cộng đồng lớn đã thu hút hàng triệu người theo dõi và khoảng 80.000 người trực tiếp tham gia tại 2 sân vận động lớn ở Hà Nội và TP HCM. Khi sự kiện bắt đầu diễn ra, một vấn đề ban tổ chức không lường được là các thông tin trên blog cá nhân, Facebook… nói rằng tại sao chi quá nhiều tiền cho một diễn giả, trong khi số tiền đó có thể giúp người nghèo. “Sự kiện này tạo ra sự tranh luận trên các mạng XH và chúng tôi phải làm sao chấm dứt sự tranh luận đó” - ông Hào nói.

Green Valley được bao phủ bởi một màu xanh tự nhiên, trong lành

Tập đoàn Hoa Sen là một trong những doanh nghiệp quan tâm đến mạng xã hội trong quản lý kinh tế Ảnh: Hồng Thúy

Nhiều tập đoàn lớn cũng từng gặp rắc rối bởi thông tin trên mạng XH. TS Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Tập đoàn Masso, kể lại tại Philippines mới đây, nhãn hiệu KFC đã bị khủng hoảng bởi thói quen dùng mạng XH của người dân. Cụ thể, KFC sáng tạo sự khác biệt bằng cách bỏ miếng phô mai trên đỉnh chiếc burger cho thơm và hấp dẫn người dùng (thay vì kẹp ở giữa). KFC quảng bá cho chiến dịch này rất hoành tráng nhưng đối thủ nhảy vào, tạo ra những clip cười nhạo và chiến dịch làm xấu hình ảnh KFC. “Đặc thù của người châu Á, trong đó có Philippines, rất thích chat trên mạng XH khiến khủng hoảng của KFC lan truyền rất nhanh” - ông Thẳng dẫn chứng.

Cơ hội thu hút đầu tư

Dù đem lại không ít nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng nhưng các chuyên gia cho rằng trong thời đại số hóa, bùng nổ của mạng XH, nhất là với Việt Nam hiện nay, việc dùng mạng XH quảng bá hình ảnh DN là rất cần thiết. Theo ông Lê Phụng Hào, khi xử lý các vấn đề phát sinh từ mạng XH, DN phải xử lý theo luật chơi của nó. Sau sự kiện Nick Vujicic, Tập đoàn Hoa Sen rất chú ý đến kênh truyền thông mạng XH. Tập đoàn phải cử nhân viên theo dõi các mạng, Facebook, blog nào có nhiều nhóm đối tượng là khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông công ty để tìm hiểu thông tin thường xuyên và chủ động tạo ra thông tin. Một chuyên gia nhận xét: Phải thấy mặt tích cực và lường được sức mạnh lan tỏa của mạng XH, qua đó giúp DN kịp thời biết những thông tin xấu, có tác dụng sai lệch để điều chỉnh.

Theo các chuyên gia, việc dùng mạng XH để marketing, quảng bá rất phù hợp với DN nhỏ và vừa của Việt Nam do ngân sách hạn chế nhưng khả năng đo lường cao. Các DN niêm yết, cổ phần hóa có thể tận dụng mạng XH cho công tác quan tâm đến nhà đầu tư. Nhiều quỹ đầu tư trên thế giới cho rằng hiện các nhà đầu tư chỉ cần ngồi ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đặt lệnh mua cổ phiếu thông qua thông tin ở website công ty, qua mạng XH chứ không cần đến công ty… “DN nên tận dụng mạng XH để thu hút nhà đầu tư. Nếu DN quản lý tốt sẽ đưa ra triển vọng tốt cho giá cổ phiếu nhưng phải luôn có công cụ giám sát thông tin trên mạng XH. Thậm chí, DN phải đo lường có bao nhiêu tin tốt trong ngày, tin xấu so với đối thủ? Một ban chuyên giải quyết các nguy cơ tiềm tàng từ mạng XH sẽ là cần thiết cho DN” - TS Nguyễn Trung Thẳng nhận xét thêm. 

Người lao động

© 2021 FAP
  130,425       1/812