Du lịch

Giám đốc Sở Y tế Bình Phước “phớt lờ” chỉ đạo của Tỉnh ủy!

Dù Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước yêu cầu thu hồi quyết định sa thải do trưởng phòng giám định y khoa ký ban hành trái luật nhưng ông giám đốc Sở Y tế khẳng định không cần thu hồi!

Ngày 3-1, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức họp báo nhằm thông báo một số tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 trên địa bàn tỉnh. 

Tại buổi họp, ông Nguyễn Đồng Thông, Giám đốc Sở Y tế Bình Phước, đã thông tin thêm về vụ nữ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh (SN 1983, ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) là chuyên viên Phòng Giám định y khoa (GĐYK) tỉnh, bị ông Đoàn Đức Loát - Trưởng Phòng GĐYK, người bị cô Oanh tố cáo tiêu cực – ra quyết định sa thải trái pháp luật (Báo Người Lao Động đã thông tin).

Theo ông Thông, dược sĩ Oanh là người lao động theo dạng hợp đồng lao động (HĐLĐ), do trưởng Phòng GĐYK, ký và đây là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

Ngoài ra, ông Thông còn viện dẫn một số lý do như: dược sĩ vi phạm quy tắc ứng xử, tố cáo sai…, nên ông trưởng Phòng GĐYK ra quyết định sa thải là phù hợp. Nếu dược sĩ Oanh không đồng ý thì… kiện ra tòa còn Sở Y tế sẽ không chỉ đạo hoặc thu hồi quyết định do ông trưởng Phòng GĐYK đã ban hành trái luật! 

Đối với yêu cầu của UBKT Tỉnh ủy về việc kiểm điểm, kỷ luật tập thể, cá nhân sai phạm, ông Thông viện dẫn kết luận của Đảng ủy Sở Y tế để từ đó cho rằng dược sĩ Oanh tố cáo sai sự thật nên những cán bộ, nhân viên bị tố cáo… chưa đến mức xử lý kỷ luật.

Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh vì tố cáo tiêu cực nên bị chính đối tượng bị tố cáo ra quyết định sa thải trái luật!

Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh bị sa thải trái luật sau khi tố cáo tiêu cực

Tuy nhiên, trước đó, ngày 3-12-2013, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bình Phước có văn bản đề nghị Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo Sở Y tế thu hồi quyết định sa thải nữ dược sĩ Oanh và tiến hành làm lại quy trình xử lý vụ việc đối với dược sĩ Oanh theo quy định.

Giám đốc Sở Y tế Bình Phước “phớt lờ” chỉ đạo của Tỉnh ủy!
Giám đốc Sở Y tế Bình Phước “phớt lờ” chỉ đạo của Tỉnh ủy!

Văn bản UBKT Tỉnh ủy Bình Phước khẳng định quyết định sa thải dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh là trái luật

Đồng thời phải tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân tại Phòng GĐYK liên quan những sai phạm mà dược sĩ Oanh tố cáo đúng, đảm bảo công tâm, khách quan, đúng người đúng việc, tránh oan sai.

Ngày 11-12-2013, UBND tỉnh Bình Phước gửi văn bản cho Sở Y tế với yêu cầu phải nghiên cứu và chủ động triển khai thực hiện đúng và đủ các nội dung kiến nghị của UBKT Tỉnh ủy.

Xài bằng giả bị khiển trách 3 tháng là đúng?

Về trường hợp bà Ngô Minh Chiến (SN 1976), nhân viên thanh tra Sở Y tế xài bằng giả (Báo Người Lao Động đã thông tin), khi được hỏi vì sao một người đã có ý thức “gian dối với tổ chức” nhưng chỉ bị khiển trách… 3 tháng? Phải chăng do ông Nguyễn Đồng Chính (anh ruột ông Nguyễn Đồng Thông, Giám đốc Sở Y tế - PV) đang làm thuê cho bà Chiến tại phòng khám đa khoa Tâm Đức nên ông Thông thiên vị?

Ông Thông cho rằng các cơ quan chức năng kết luận bà Chiến xài bằng giả là đúng và Sở Y tế đã lập Hội đồng kỷ luật, đưa ra hình thức khiển trách 3 tháng… là phù hợp vì bà Chiến thuộc dạng HĐLĐ. Việc anh ruột ông Thông làm thuê cho bà Chiến là có, nhưng ông Thông không bao che và giữa ông Thông với phòng khám của bà Chiến không liên quan gì!?

Thế nhưng luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, khẳng định: “Với lý do bà Chiến dùng bằng giả nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng để từ đó Sở Y tế ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách là sai. Bởi vì nếu bà Chiến có hành vi sử dụng bằng giả để được cử đi học lớp đại học hành chính (tại chức) thì trước hết bà Chiến đã gây ra hậu quả, thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khi phải thanh toán chi phí đào tạo cho bà này.

Mặt khác, việc một người chưa đủ tiêu chuẩn nhưng lại tiến hành những công việc như thanh tra, kiểm tra thì hành vi đó không nhất thiết phải chờ gây hậu quả nghiêm trọng hay không để xử lý, mà bản thân hành vi sử dụng bằng giả cũng đã có tính chất nghiêm trọng.

Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, nêu rõ: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm”, mà không cần quy định hành vi sử dụng giấy tờ giả đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hay không.

Người lao động

tố cáo tiêu cực, Sở Y tế Bình Phước, người tố cáo tiêu cực, dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh


© 2021 FAP
  207,259       1/448