Du lịch

Đang xử vụ mua bán trái phép hơn 300 kg vàng

(NLĐO) - 7 bị cáo trong vụ án trước đây bị khởi tố về tội buôn lậu. Tuy nhiên, sau khi được tại ngoại điều tra thì bị cáo thay đổi lời khai nên được chuyển sang tội danh “Kinh doanh trái phép”.

Sáng 20-1, TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã đưa vụ án “kinh doanh trái phép” ra xét xử đối với 7 bị cáo. Đó là Nguyễn Ngọc Luân ( SN 1958, ngụ tỉnh An Giang), Nguyễn Thị Tuyết Vân ( SN 1966, ngụ tỉnh An Giang), Phạm Tùng Nguyên ( SN 1958, ngụ TP HCM), Tiêu Khai Phến ( SN 1960, ngụ TP HCM), Lê Văn Don ( SN 1959, ngụ tỉnh An Giang),Hồng Đức Sanh ( SN 1950, ngụ tỉnh An Giang), Nguyễn Văn Lợi ( SN 1979, ngụ tỉnh An Giang).

Các bị cáo tại phiên tòa sáng 20-1
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 20-1

Theo cáo trạng, 0 giờ ngày 4-2-2010, công an huyện Châu Thành phối hợp công an tỉnh Tiền Giang kiểm tra xe ô tô biển số 67M-2029 thì phát hiện trên xe có 92 kg vàng ròng. Những người đi trên xe là bị cáo Don, Sanh, Lợi không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc và khai số vàng nói trên của Luân và Vân.

Cơ quan điều tra tạm giữ Luân và Vân thì cả hai khai nhận mua của Tăng Ly Sun ở Campuchia để bán về TP HCM cho Nguyên và Phến.

Công an tiếp tục bắt Nguyên và Phến thì tất cả đều khai nhận Vân và Luân mua vàng từ Campuchia của bà Ly Sun và con bà Sun là Phong Khi Yen. Sau đó, Vân và Luân bán cho Nguyên và Phến.

Khi biết công an bắt số vàng 92 kg, Nguyên và Phến yêu cầu Luân và Vân phải giao lại số vàng bị bắt thì ngay trong ngày 4-2-2010, Vân và Luân tiếp tục mua thêm vàng từ bà Sun để giao cho Phến và Nguyên nhằm “giữ uy tín”.

Tại công an, Vân và Luân khai rõ việc mua vàng lậu từ Campuchia  Việt Nam với thủ đoạn như sau: Khoảng giữa năm 2009, Sun đến Việt Nam tìm Vân đổi tiền Việt. Tại đây, Sun đặt vấn đề mua bán vàng trái phép qua biên giới bán cho Vân. Vân tìm các đầu mối tiêu thụ ở TP HCM để hưởng hoa hồng. Các điều khoản mua bán được thông qua điện thoại về số lượng, chất lượng, đơn giá... ( trong đó có chi phí vận chuyển từ Campuchia về Việt Nam).

Trong quá trình vận chuyển từ Campuchia về Việt Nam nếu bị bắt thì Sun chịu. Còn khi vận chuyển từ An Giang đến TPHCm nếu bị công an bắt thì Vân chịu.

Tại công an, Vân và Nguyên, Phến khai với thủ đoạn trên, ngoài số vàng bị bắt, Vân mua của Sun 76 kg vàng rồi bán trot lọt cho Phến và Nguyên. Tương tự, Luân đã mua của Sun 86 kg và bán cho Nguyên, Phến.

Ngoài ra tại công an, Vân và Luân còn khai mua tổng cộng 124 kg vàng từ Campuchia, bán cho 3 tiệm vàng khác ở TP HCM. Đáng nói là sau khi biết xe vàng 92 kg của mình bị công an bắt thì Luân nhờ Nguyên và Phến làm 2 hợp đồng giả, tìm cách phân kim nhằm đối phó với công an.

Sau quá trình điều tra về tội “buôn lậu” thì Luân và Vân  được cho tại ngoại chờ hầu tòa. Bất ngờ, thời gian được tại ngoại thì Luân và Vân thay đổi lời khai là số vàng bị bị bắt không phải mua của bà Sun và con bà Sun ở Campuchia mà mua của hai phụ nữ tên Mũi và Hai ở huyện Tịnh Biên và khu vực Núi Sam, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang nên tất cả các bị can đều được thay đổi tội danh từ “buôn lậu”  thành “kinh doanh trái phép”.

Hiện tất cả các bị cáo đều được tại ngoại. Buổi sáng tòa chỉ thẩm vấn lý lịch và công tố viên công bố cáo trạng.

Người lao động

Campuchia, buôn lậu, kinh doanh trái phép, xét xử, mua bán trái phép hơn 300 kg vàng


© 2021 FAP
  205,301       3/607