Đời sống

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: "Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm!"

Từng trải qua thời gian khốn khó khi phải lăn lội nơi đất khách để mưu sinh và nhận được sự giúp đỡ từ những người lạ. Sau khi có tiền mở salon tóc, chàng trai 8x đã treo tấm bảng "Cắt tóc miễn phí cho người khuyết tật, lao động nghèo, trẻ mồ côi..." như một cách để tri ân cuộc đời.

12 giờ trưa, người đàn ông bán vé số lụi hụi dừng chiếc "xế đạp" trước một tiệm cắt tóc trên đường Thái Phiên (TP Hội An, Quảng Nam). Phải mất hơn 5 phút đánh vần dòng chữ trên tường, chú Nguyễn Văn Hùng (63 tuổi, quê huyện Nam Trà My, Quảng Nam) mới dám bước vào tiệm.

"Ở đây hớt tóc miễn phí cho người bán vé số thật hả chú. Nói trước là sáng giờ tôi mới bán đựơc 3 tờ thôi, không có tiền đâu nghe", người đàn ông với gương mặt khắc khổ, đắn đo nói.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 1.

Hơn 2 tháng nay, nhiều người mỗi lần đi ngang qua đường Thái Phiên (Hội An) đều tò mò về tấm bảng treo trước một salon tóc với dòng chữ "Hớt tóc miễn phí dành cho người khuyết tật, xe ba gác, xe ôm, xe thồ, bán vé số...".

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 2.

Bảng hiệu nghĩa tình này khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.

Bỏ vội chiếc kéo xuống, anh Trần Minh Toàn (SN 1986), chủ nhân của tiệm hớt tóc đặc biệt liền trấn an: "Chú yên tâm, ở đây tụi con không chỉ hớt tóc miễn phí cho vé số mà còn cả những khuyết tật, trẻ mồ côi và lao động nghèo nữa ạ...".

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 3.

Anh Trần Minh Toàn, chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo.

Nói rồi, anh Toàn bảo nhân viên rót ly nước mát để mời vị khách đặc biệt và bắt đầu "hành nghề". Vốn sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, năm 14 tuổi anh Toàn đã phải bôn ba vào Sài Gòn, bươn chải đủ nghề để kiếm sống nên hiểu rõ sự cực khổ của những người lao động nghèo.

Sau nhiều năm lăn lộn nơi đất khách, anh bén duyên với nghề cắt tóc rồi gắn bó với nó ngót nghét cũng gần 10 năm nay. Chọn nghề làm tóc nên anh ấp ủ mong ước mở một tiệm hớt tóc riêng của mình.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 4.

Chú Nguyễn Văn Hùng quê ở tận huyện miền núi Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 5.

Vợ mất hơn 18 năm nay lúc sinh đứa con trai đầu lòng, gần 2 thập kỷ qua, chú phải một mình "gà trống nuôi con" và phụng dưỡng cha mẹ già đã ngoài 80 tuổi.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 6.

Do cái chân trái tật nguyền trong một vụ tai nạn nên chú Hùng không thể lao động nặng được. Để có tiền nuôi 4 miệng ăn, chú phải lặn lội ra Hội An bán vé số mưu sinh nhiều năm nay.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 7.
Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 8.

Ban ngày, chú đạp xe quanh phố cổ để bán vé số, tối đến chú lại lủi thủi về góc hành lang của bệnh viện Hội An để ngủ. Mỗi ngày, chú Hùng kiếm được khoảng 40 đến 50 ngàn đồng tiền lời.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 9.

Ăn 2 bữa trưa và tối, mỗi ngày chú tằn tiện dành dụm được 20 ngàn đồng gửi về quê cho gia đình và mua thuốc thang cho cha mẹ già yếu.

Dành dụm, chắt góp, đầu năm 2017, anh Toàn về lại Hội An thuê mặt bằng và mở salon tóc. Ngay từ khi mở cửa tiệm, chàng trai 8X đã nuôi ý định giúp nhiều người bằng cây kéo và đôi tay của mình. Thế nên sau khi tiệm đã dần ổn định, anh bắt tay thực hiện công việc thiện nguyện bằng cách treo tấm bảng hớt tóc miễn phí cho những người lao động nghèo, người khuyết tật và trẻ mồ côi,… ngay trước tiệm của mình. Cứ thế, hơn 2 tháng qua, anh Toàn và nhân viên của mình đã hớt tóc miễn phí cho nhiều người nghèo khó.

Khi tôi thắc mắc hỏi cửa tiệm lớn như vậy liệu người nghèo có dám vào không. Anh Toàn thật thà chia sẻ, lúc mới treo tấm bảng, nhiều người đi qua thấy cũng dừng lại đọc, nhưng rồi lại quay đi. Nhiều lần như vậy, anh chạy ra hỏi mới biết họ thấy cửa tiệm sang trọng nên sợ bị lừa, sau khi hớt tóc xong sẽ bị buộc phải trả tiền.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 10.

Việc làm giản dị "hớt tóc miễn phí" của anh Toàn đã đóng góp thêm những hành động đẹp giữa đời thường để mọi người cảm nhận được tình người luôn ấm áp ở Hội An.

"Lúc đó, tôi và nhân viên chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! Với những người khá giả, vài chục ngàn hớt tóc không đáng là bao, nhưng với những người nghèo thì đó lại là số tiền không nhỏ, thậm chí bằng tiền công lao động cả ngày... Có lấy của những người này thêm ít chục ngàn thì mình cũng không giàu nên được nên thôi, mình bỏ công giúp họ có được đầu tóc gọn gàng hơn thì cũng là một niềm vui rồi…", anh Toàn bộc bạch.

Được hớt tóc cho nhiều người nghèo và có cơ hội để trò chuyện với họ càng làm anh Toàn cảm thấy mình may mắn hơn vì hiểu thêm được nhiều câu chuyện của cuộc đời. Trong đó, có những vị khách đặc biệt đã để lại cho anh nhiều xúc động như một ông cụ bán vé số tật nguyền sau khi được anh mời vào hớt tóc, lúc ra về, cụ dúi vào tay anh 20.000 đồng và bắt anh cầm. Biết không lấy "thù lao" thì vị khách này sẽ không chịu, anh Toàn liền xin nhận 1 tờ vé số để ông lão vui lòng...

"Nói thiệt, thấy cái tiệm sang quá nên tôi cứ chần chừ mãi, không dám vào. Công nhận cậu chủ tiệm ở đây dễ thương quá, vừa cắt vừa nói chuyện thật gần gũi. Bán vé số mỗi ngày kiếm được có mấy chục ngàn, phải tiết kiệm để gởi về quê nữa nên nhiều khi tôi tằn tiện chẳng dám đi cắt tóc. Nay được hớt tóc, gội đầu miễn phí, tôi vui lắm, tôi sẽ giới thiệu thêm cho những 'đồng nghiệp' của mình biết về tiệm này..." chú Hùng hào hứng nói.

Hay chuyện một người phụ nữ trung niên làm nghề mua ve chai lụi hụi vào tiệm lúc giữa trưa để hớt tóc. Sau khi được phục vụ miễn phí xong, người phụ nữ hỏi ở đây nhộm tóc đen hết bao nhiêu tiền. Thương người phụ nữ mới chạc 40 tuổi nhưng tóc đã lốm đốm nhiều sợi bạc, anh Toàn liền bảo chị ra tiệm mỹ phẩm ở gần đó, mua 1 bình thuốc nhuộm về rồi nhuộm miễn phí cho chị.

"Thấy thương chị ấy quá nên mình liền bảo chị ấy ra tiệm mỹ phẩm ở đầu đường mua bình thuốc nhuộm hai mấy nghìn vào để mình và nhân viên nhuộm miễn phí giúp và dặn chị ấy là khi nào tóc bạc lại thì cứ đến đây để mình nhuộm giúp cho. Từ ngày làm việc này, mình càng hiểu hơn về những mảnh đời bất hạnh. Có nhiều hoàn cảnh bi đát mà khi mỗi khi ngồi nghĩ lại mới thấy cái khổ mình từng trải qua không là gì so với họ cả. Mình còn lành lặn, còn có sức khỏe còn họ thì không…", anh Toàn tâm sự.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 13.

"Tiền công" cho mỗi lần hớt tóc đôi khi chỉ là nụ cười và những lời cảm ơn từ những người lao động nghèo.

Chủ tiệm cắt tóc miễn phí cho người nghèo, khuyết tật ở Hội An: Tôi chạy ra giải thích và mời thì họ mới dám vào, thấy thương lắm! - Ảnh 14.

Người đàn ông bán vé số khuyết tật hào hứng vì lần đầu được cắt tóc miễn phí.

Bản thân anh Toàn cũng chẳng giàu có gì, thu nhập chính của gia đình anh đều dựa vào tiệm hớt tóc này. Hiện anh cùng vợ và con trai 4 tuổi cũng phải sống trong nhà trọ thuê. Thế nhưng, anh Toàn cho biết mình cảm thấy vui và hạnh phúc khi giúp đỡ người khác, nhất là những người kém may mắn.

Anh Toàn còn chia sẻ thêm, hiện anh đang có ý định đặt một tủ bánh mỳ tự thiện trước tiệm hớt tóc của mình. Ngoài ra, anh cũng đang bàn với những người bạn trong hội hớt tóc ở Hội An để mở một quán cơm 2000 đồng cho người nghèo. Đặc biệt, nếu công việc kinh doanh thuận lợi, anh sẽ mở thêm nhiều tiệm hớt tóc nữa và ở tất cả các tiệm đó đều sẽ treo bảng hớt tóc miễn phí cho những hoàn cảnh bất hạnh…

aFamily

cắt tóc, tiệm cắt tóc, người nghèo, làm việc thiện, người lao động nghèo


© 2021 FAP
  3,925,436       1/1,544