Đời sống

Đưa bố vào quán gọi 2 tô mỳ, hành động của con trai khiến nhân viên không nói nên lời

Không ai nghĩ, cậu bé mới hơn chục tuổi đầu lại có thể hành xử được như vậy.

Đưa bố vào quán gọi 2 tô mỳ, hành động của con trai khiến nhân viên không nói nên lời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Câu chuyện được chia sẻ trên trang Secretchina. Nội dung câu chuyện như sau:

Hồi còn học đại học, cứ nghỉ cuối tuần là tôi đến quán cơm của cô tôi phụ giúp việc bán hàng.

Đó là một buổi chiều hoàng hôn se lạnh của mùa xuân, trong cửa hàng có hai vị khách đặc biệt, một cậu con trai và người bố của cậu ta.

Sở dĩ tôi nói họ đặc biệt là bởi ông bố là một người mù. Cậu con trai luôn đi bên cạnh, cẩn thận đỡ bố từng bước, từng bước. Cậu bé chừng mười mấy tuổi, trên người mặc độc chiếc áo mỏng, xem chừng có vẻ hơi lạnh, lại đeo trên lưng một cặp sách nặng, dường như cậu còn đang đi học.

Cậu nói với tôi, giọng khá to: "Cho hai bát mỳ bò" nhưng rồi nhanh chóng thay đổi, chỉ gọi một bát mỳ bò, còn một bát mỳ hành hoa, không thịt.

Tôi nghĩ cậu bé gọi to hai bát mỳ bò là để cho bố mình nghe thấy. Tôi cười rồi đi vào bếp. Một lúc sau hai bát mỳ được đem ra.

Đưa bố vào quán gọi 2 tô mỳ, hành động của con trai khiến nhân viên không nói nên lời - Ảnh 2.

Cậu bé di chuyển bát mỳ bò đến trước mặt bố, nói: "Bố, mỳ ra rồi này."

Bát mỳ chay, cậu lấy về phía mình.

Người bố gặp một miếng thịt từ bát của mình tìm cách để sang cho con, nói: "Con ăn nhiều một chút, ăn no rồi chịu khó học hành, thi đỗ vào đại học."

Cậu con trai nhận miếng thịt từ bố nhưng sau đó lại gắp để lại bát của bố. Cứ như vậy, miếng thịt được hai cha con đưa đi đưa lại không biết bao nhiêu lần.

"Bát mỳ này của bố nhiều thịt quá", người bố nói.

"Bố, bát của con cũng đầy lắm rồi, không để thêm được nữa đâu", cậu con trai đáp.

Hành động của hai bố con họ làm tôi cảm động.

Rồi bỗng niên anh Trương đầu bếp mang ra một đĩa thịt bò. Cô tôi ra hiệu cho anh ta đặt nó lên bàn của hai bố con. Cậu con trai nói: "Cháu không gọi thịt bò ạ."

Cô tôi liền đáp lời: "Hôm nay chúng tôi mở hàng đầu năm, đĩa thịt bò này chúng tôi tặng cho khách."

Cậu bé gắp vài miếng thịt để vào bát của bố, số còn lại cậu bỏ vào túi nilon.

Hai bố con ăn xong ra về. Lúc anh Trương thu dọn bát đũa, bỗng phát hiện dưới bát mỳ của cậu con trai có 6 đồng, vừa vặn bằng với giá của một đĩa thịt bò.

Tôi, cô tôi và anh Trương đều không nói nên lời, chỉ có tiếng thở dài được nén vào trong lòng mỗi người.

Đưa bố vào quán gọi 2 tô mỳ, hành động của con trai khiến nhân viên không nói nên lời - Ảnh 3.

Tranh minh họa.

Trên đời này, tình yêu đáng trân quý nhất chính là tình thân, và thứ tình yêu khiến người ta cảm động nhất chính là sự hi sinh lặng lẽ không cần báo đáp.

Dù sao thì trên đời này, những người đáng thương nhất không phải là người phải chạy đôn chạy đáo lo cho đủ ngày ba bữa cơm mà là người không nhìn thấy những gì mình đang có, chỉ biết oán trách và thấy mình đáng thương.

Tình cảnh của cậu bé khiến người bên cạnh cảm động và thương cảm, muốn làm gì đó để giúp đỡ.

Xét qua vẻ bề ngoài, cậu nghèo thật, nhưng cậu biết cách kiểm soát bản thân, dành cho người nhà sự chăm sóc tốt nhất trong khả năng có hạn của mình. Thế nên, trong tâm, cậu bé thật sự là một người giàu có.

Cũng từ câu chuyện này mà tôi thấy, để đánh giá một người giàu hay nghèo, không nên nhìn vào trong ví của anh ta có bao nhiêu tiền, anh ta mặc đồ đắt tiền hay hàng chợ mà hãy nhìn vào nội tâm của anh ta.

Những người nghèo túng trong tâm hồn thì dù gia đình anh ta có sở hữu bao nhiêu tiền đi chăng nữa, rồi cũng sẽ có ngày tài sản đó tiêu tán.

Người giàu về mặt tâm hồn, cho dù nghèo đến mức cô độc một mình thì cũng sẽ có ngày anh ta tự mình gây dựng cơ đồ.

Đưa bố vào quán gọi 2 tô mỳ, hành động của con trai khiến nhân viên không nói nên lời - Ảnh 4.

Hành động của cậu bé không chỉ khiến chúng ta cảm động, yêu mến mà còn giúp bao người nhận thức được cái gọi là biết đủ, cảm ơn, nỗ lực tiến lên phía trước.

aFamily

hai cha con, bài học cuộc sống, tình thân, bát mỳ


© 2021 FAP
  3,905,897       1/1,168