Sức khỏe

Cấy ghép âm đạo thành công cho những phụ nữ không có âm đạo

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc cấy ghép âm đạo trong phòng thí nghiệm cho những người không có âm đạo bằng cách sử dụng chính tế bào của họ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc phát triển âm đạo trong phòng thí nghiệm và cấy ghép chúng cho 4 bệnh nhân ở tuổi vị thành niên.
Bộ phận mới này được áp dụng cho những phụ nữ mắc chứng MRKH (Mayer- Rokitansky - Kuster - Hauser - không có tử cung hoặc tử cung không phát triển) bẩm sinh - một bệnh di truyền hiếm gặp. Theo các nhà nghiên cứu người Mỹ thì việc điều trị này cũng có thể được áp dụng cho bệnh nhân bị ung thư âm đạo hoặc âm đạo bị tổn thương.
Cấy ghép âm đạo thành công cho những phụ nữ không có âm đạo 1
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc phát triển âm đạo trong phòng thí nghiệm và cấy ghép chúng cho 4 bệnh nhân ở tuổi vị thành niên.
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện y tế của Trung tâm Y học tái sinh Wake Forest Baptist thông báo đã có 4 cô gái tuổi teen được cấy ghép thành công cơ quan âm đạo và điều đặc biệt là cơ quan này được phát triển từ các tế bào của chính cơ thể họ. Trình bày trên tạp chí The Lancet, lãnh đạo chương trình nghiên cứu, Tiến sĩ Anthony Atala, cho biết: "Nghiên cứu thí điểm này là minh chứng đầu tiên chứng minh rằng cơ quan âm đạo có thể được xây dựng trong phòng thí nghiệm và sử dụng thành công ở người. Điều này có thể đem lại một lựa chọn mới cho những bệnh nhân cần phẫu thuật tái tạo âm đạo. Ngoài ra, nghiên cứu này là một ví dụ nữa về cách chiến lược y học tái tạo có thể được áp dụng cho một loạt các mô và cơ quan  trong cơ thể con người".
Các cô gái đã được phẫu thuật cấy ghép âm đạo đều từ 13-18 tuổi và các ca cấy ghép được thực hiện vào tháng 6 năm 2005 và tháng 10 năm 2008. Kết quả kiểm tra hàng năm cho thấy thậm chí lên đến 8 năm sau khi phẫu thuật, các cơ quan này mới có chức năng bình thường.
Các âm đạo cấy ghép này được thiết kế sử dụng cơ bắp và các tế bào biểu mô (các tế bào lót các khoang của cơ thể ) từ một sinh thiết nhỏ của bộ phận sinh dục bên ngoài của mỗi bệnh nhân. Các tế bào này sau đó được chiết xuất từ ​​các mô sẽ được phát triển và sau đó được đặt trên một vật liệu phân hủy sinh học đã được khâu tay sao cho giống hình dạng âm đạo. Việc khâu tay này được thực hiện để phù hợp với từng bệnh nhân.
Khoảng 5-6 tuần sau khi sinh thiết, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một ống trong xương chậu của bệnh nhân và nối với âm đạo để có thể sinh sản.
Cấy ghép âm đạo thành công cho những phụ nữ không có âm đạo 2
Các nhà nghiên cứu nói rằng, với phương pháp điều trị thông thường, tỷ lệ biến chứng chung là cao tới 75% ở trẻ em.
Nghiên cứu trước đây trong phòng thí nghiệm, Tiến sĩ Atala đã chỉ ra rằng một khi cấu trúc này được cấy vào cơ thể, hệ thần kinh và mạch máu hình thành, mở rộng đến các tế bào ở mô hình, dần dần tạo thành cơ quan mới hoàn chỉnh.
Theo dõi kiểm tra trên âm đạo hình thành trong phòng thí nghiệm cho thấy không thể phân biệt sự chênh lệch so với âm đạo thật. Ngoài ra, những người được cấy ghép âm đạo đã có chức năng tình dục bình thường sau khi điều trị, bao gồm cả ham muốn và cảm giác đau đớn khi giao hợp.
"Sinh thiết mô, MRI và các kỳ kiểm tra nội bộ bằng cách sử dụng tất cả các độ phóng đại cho thấy âm đạo được thiết kế tương tự về hình dạng và chức năng so với âm đạo thật", Tiến sĩ Atlantida - Raya Rivera , tác giả chính và là giám đốc Phòng thí nghiệm Kỹ thuật mô HIMFG tại thành phố Mexico - nơi mà các ca phẫu thuật được thực hiện cho biết..
Phương pháp điều trị hiện tại cho hội chứng MRHK bao gồm sự giãn nở của mô hiện tại hoặc phẫu thuật tái tạo để tạo ra mô âm đạo mới. Một loạt các vật liệu có thể được sử dụng để xây dựng một âm đạo mới. Tuy nhiên, những sản phẩm thay thế thường thiếu một lớp cơ bình thường và một số bệnh nhân được cấy ghép cơ quan này có thể thấy cảm giác âm đạo bị thu hẹp hơn hoặc co thắt không tốt. 
Các nhà nghiên cứu nói rằng, với phương pháp điều trị thông thường, tỷ lệ biến chứng chung là cao tới 75% ở trẻ em và sự giãn nở âm đạo do thu hẹp là biến chứng thường gặp nhất .
aFamily

Tin liên quan


    © 2021 FAP
      857,007       3/802