Số lượng nốt ruồi trên da của người phụ nữ có thể cung cấp một số thông tin liên quan đến khả năng bị ung thư vú ở người phụ nữ.
Hai nghiên cứu lớn cho rằng phụ nữ có nhiều
nốt ruồi sẽ có khả năng phát triển ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ có ít hoặc không có nốt ruồi.
Nghiên cứu thứ nhất do nhà nghiên cứu nghiên cứu Jiali Han của Đại học Indiana đứng đầu.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn biết rằng nốt ruồi có thể có liên quan đến khối u ác tính nhưng "đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định nốt ruồi như là một yếu tố nguy cơ ung thư vú", nhà nghiên cứu nghiên cứu Jiali Han - một nhà dịch tễ học và là giáo sư nghiên cứu ung thư tại Trung tâm Ung thư của Đại học Indiana cho biết.
Han và cộng sự đã theo dõi khoảng 75.000 phụ nữ da trắng trong độ tuổi 40-65 ở Mỹ trong 24 năm. Mỗi người phụ nữ được yêu cầu đếm số lượng các nốt ruồi trên cánh tay trái và xác định đường kính của chúng.
Sau khi các nhà nghiên cứu đã tính đến yếu tố nguy cơ ung thư vú, chẳng hạn như độ tuổi, số lần mang thai, thời kì mãn kinh... họ thấy rằng những phụ nữ có 15 nốt ruồi trở lên sẽ có khả năng được chẩn đoán
ung thư vú cao hơn 35% so với những phụ nữ không có nốt ruồi.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu thứ hai được tiến hành tại Pháp. Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ gần 90.000 phụ nữ Pháp tuổi từ 39-66 trong thời gian 18 năm. Những người phụ nữ tham gia nghiên cứu được mô tả số nốt ruồi trên da của họ. Thay vì đếm chúng, những người phụ nữ cho biết số nốt ruồi của họ thuộc nhóm "không có", "một vài", "nhiều" hoặc "rất nhiều".
Kết quả cho thấy phụ nữ cho biết có "rất nhiều" nốt ruồi có khả năng được chẩn đoán bị ung thư vú cao hơn 13% so với phụ nữ không có nốt ruồi. Nhưng, kết quả này lại không xem xét đến lịch sử gia đình của phụ nữ bị ung thư vú và bệnh vú lành tính.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu đã phân tích một nhóm bao gồm chỉ có phụ nữ tiền mãn kinh, các số liệu cho thấy rằng những phụ nữ được mô tả có "rất nhiều" nốt ruồi có khả năng bị ung thư vú cao hơn 34% so với phụ nữ
tiền mãn kinh nhưng không có nốt ruồi.
Những phát hiện từ cả hai nghiên cứu được công bố ngày 10 tháng 6 trên tạp chí Y dược PLOS.
Theo các nhà khoa học, kết luận nốt ruồi có thể là một dấu hiệu của nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ được dựa trên mối quan hệ giữa nốt ruồi và hormone giới tính.
"Số nốt ruồi có thể là một phản ánh về hàm lượng hormone giới tính. Nhiều nốt ruồi chứng tỏ mức độ estrogen và testosterone cao hơn", Han nói.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định nốt ruồi như là một yếu tố nguy cơ ung thư vú. Ảnh minh họa
Số nốt ruồi trên người mỗi phụ nữ bị ảnh hưởng bởi di truyền, màu da và ánh nắng mặt trời. Số lượng nốt ruồi thường đạt đỉnh cao ở tuổi dậy thì. Nhưng nốt ruồi cũng có thể sẫm hơn hoặc phát triển lớn hơn trong khi mang thai, khi lượng hormone giới tính của phụ nữ đang dao động, và hàm lượng hormone giới tính cũng ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Do đó những phát hiện trong cả hai nghiên cứu đều cho rằng số nốt ruồi có thể là gợi ý về nguy cơ phát triển ung thư vú ở người phụ nữ.
Cả hai nghiên cứu dựa trên số lượng nốt ruồi do những phụ nữ tham gia nghiên cứu tự báo cáo, Han nói. Ông cũng cho rằng, đếm nốt ruồi trên một cánh tay có thể là một chỉ số đáng tin cậy về số nốt ruồi tìm thấy trên phần còn lại của cơ thể.
Một hạn chế của cả hai nghiên cứu này là nghiên cứu ở Mỹ chỉ bao gồm phụ nữ da trắng, trong khi các nghiên cứu của Pháp đã không thu thập dữ liệu về màu da. Vì vậy, nó chưa rõ liệu các kết quả có thể áp dụng đối với những phụ nữ không phải là người
da trắng hay không.
Cũng theo nhà nghiên cứu Jiali Han, những nghiên cứu này cần được tiếp tục điều tra, mở rộng để có kết luận chuẩn nhất.