Một số thực phẩm được coi là "bài thuốc" tự nhiên có tác dụng phòng, chữa bệnh tốt vì chúng có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính.
Thực phẩm luôn là phương thuốc tự nhiên tốt nhất, không chỉ bởi giá trị vitamin và khoáng chất dồi dào, mà còn ở khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm viêm sưng, và bảo vệ cơ thể chống lại các
bệnh mãn tính. Dưới đây là những "bài thuốc" rất hiệu quả mà dễ kiếm ngay trong bếp nhà bạn.
Ảnh minh họa
1. Mật ong – trị ho, viêm họng
Nghiên cứu cho thấy mật ong có thể giúp làm giảm bớt một số
triệu chứng viêm, ngứa cổ họng và chống lại vi khuẩn gây bệnh. Điều này là do các đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên của mật ong.
Cách dùng: Khuấy hai muỗng cà phê mật ong vào một cốc nước ấm hoặc trà thảo dược, và nhâm nhi một tách mỗi 2-3 giờ khi cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể trộn cùng sữa chua, salad, và sinh tố; hay sử dụng trong các món nướng để tăng hương vị của món ăn.
Ảnh minh họa
2. Gừng – giảm đau cho cơ bắp
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Pain, các vận động viên đẩy tạ cảm thấy những cơn giảm sau tập luyện giảm hơn 25% khi tiêu thụ hai gam gừng tươi (khoảng hai muỗng cà phê) mỗi ngày trong một tuần rưỡi, so với khi họ không dùng. Trong gừng có chứa một
chất chống oxy hóa gọi là gingerols, có đặc tính giảm viêm, tương tự như loại thuốc giảm đau. Ngoài ra, từ lâu gừng đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian để điều trị các cơn buồn nôn và say tàu xe.
Ngoài cách dùng trên, bạn có thể xay/ thái nhỏ và thêm vào các món canh, xào, thịt, súp; hoặc nướng cùng bánh.
3. Quả kiwi – trị mất ngủ
Các nhà nghiên cứu tại một trường đại học Đài Loan phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn hai quả kiwi trước khi đi ngủ một tiếng trong một tháng, sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn 14 phút và có thời gian ngủ tốt hơn và chất lượng hơn so với những người không ăn loại quả này. Đây là nguyên nhân: Lớp thịt quả màu xanh giúp làm tăng nồng độ serotonin, một chất truyền dẫn thần kinh gây buồn ngủ cho người sử dụng.
Quả kiwi có hương vị đặc biệt thơm ngon, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc cắt nhỏ để trộn salad trái cây hay chế biến sinh tố và nước trái cây.
Ảnh minh họa
4. Hạt bí – cải thiện chứng đau nửa đầu
Hạt bí là nguồn cung cấp magiê hàng đầu cho cơ thể, mà nếu thiếu chất này sẽ gây ra tăng tần suất những
cơn đau nửa đầu. Nguyên nhân là do mức độ thấp của magiê có thể làm tăng co thắt mạch máu xung quanh não, góp phần gây ra sức ép tác động lên hộp sọ. Do đó, hãy tích cực tiêu thụ loại hạt này để tăng cường sức mạnh trí não, một nửa chén hạt bí có thể cung cấp đủ lượng magiê cần thiết cho cơ thế bạn trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể rắc thêm hạt bí vào bột yến mạch và salad; hay nướng để làm món tráng miệng, làm bánh...
5. Hạnh nhân – khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt
Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ phát hiện ra rằng những phụ nữ nạp vào cơ thể nhiều riboflavin nhất từ các nguồn thực phẩm như hạnh nhân sẽ có khả năng mắc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thấp hơn 35 phần trăm, so với những người tiêu thụ ít nhất. Riboflavin tham gia vào quá trình thúc đẩy dẫn truyền thần kinh nhất định và có tác động tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng PMS. Hai ounce hạnh nhân, tương đường với khoảng 40 hạt, sẽ cung cấp hơn 30% nhu cầu riboflavin hàng ngày của bạn.
Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể thêm hạnh nhân vào ngũ cốc, sữa chua, hay dùng để nướng bánh.
Ảnh minh họa
6. Đậu – giảm ợ nóng
Một nghiên cứu trong tạp chí Gut thấy rằng những người theo đuổi một chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ giảm 20% khả năng mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày, bao gồm cả
ợ nóng. Nguyên nhân là do các sợi xơ có thể giúp di chuyển thức ăn ra khỏi dạ dày nhanh hơn, làm giảm cơ hội cho chứng trào ngược. Về mặt này, đậu thực sự là một món ăn lý tưởng.
Có nhiều cách để chế biến đậu: nấu canh, nấu chè, nấu xôi, làm salad...
Ảnh minh họa