Sức khỏe

Són tiểu - bệnh khó nói của nhiều phụ nữ

Són tiểu là bệnh gặpở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và lớn tuổi. Nhiều chị em không biết làm thể nào để kiểm soát căn bệnh này không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Căn bệnh không biết tỏ cùng ai
Chị Hà Thu 35 tuổi, giáo viên tại một trường trung học trên địa bàn Hà Nội tâm sự, sau khi chị sinh con thứ 2 thì chị thấy xuất hiện triệu chứng són tiểu mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Mỗi lần chị cười, nói, hắt hơi hoặc vận động mạnh là lại bị són tiểu bất thình lình, nhiều hôm ướt cả quần chíp nên chị rất ngại. Nhiều khi đang giảng bài chị phải cắt ngang để đi tiểu đến mấy lần. Đi vệ sinh nhiều chị cũng thấy ngại với học sinh nhưng không thể nào “nhịn” được. Vậy là, rút kinh nghiệm, những ngày đi dạy hoặc đi chơi chị đều phải sử dụng băng vệ sinh.
Sau thời gian, thấy tình trạng này cứ kéo dài gây cản trở cho công việc thì chị mới đi khám. Bác sĩ cho biết, chị mắc bệnh tiểu không tự chủ. 
Chị Thanh Vân (Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng gặp phải tình trạng tương tự. Mỗi khi chị thót bụng hay cười lớn, vận động mạnh là nước tiểu lại rỉ ra, cố nín nhịn cũng không dừng lại được.
Ban đầu, tình trạng này chỉ xuất hiện chị nhịn tiểu quá lâu hoặc bê vác vật nặng, nhưng theo thời gian tình trạng ngày một nặng thêm. Chị có thể bị són tiểu bất cứ khi nào, kể cả khi đang ngồi, nằm, đi làm, đi chợ hay đi xe máy… Thấy tình trạng không kiểm soát được tiểu tiện ngày càng nặng, chị Vân vô cùng lo lắng và nghĩ mình bị bệnh nào đó nguy hiểm.
Són tiểu - bệnh khó nói của nhiều phụ nữ 1
Són tiểu là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và lớn tuổi. Ảnh minh họa
Hiểu đúng về bệnh són tiểu
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, thì són tiểu là hiện tượng khi người bệnh không thể kiểm soát được lúc nào họ đi tiểu. Phần lớn bệnh nhân do xấu hổ nên không dám nói với ai. Họ ngại đi khám bác sĩ nên đành chấp nhận sống chung và lũ. Những người bị tiểu són thường ít khai  bệnh với bác sĩ vì mắc cỡ.
Són tiểu thường gặp khi cười to, át – xì, ho mạnh, khiêng vật nặng… Són tiểu cũng có thể xảy ra khi chơi thể thao. Người đi tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù không uống nước nhiều cũng là một dạng són tiểu. Ngoài ra, tiểu gấp và khó, nhịn tiểu hay đái dầm như ở trẻ em cũng là những biểu hiện của căn bệnh. Són tiểu có thể xảy ra với mọi người, từ trẻ em đến người lớn, từ nam hay nữ. Đặc biệt, chứng bệnh này rất hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ sau sinh như chị Thu và chị Vân. Sở dĩ như vậy là vì phụ nữ trải qua quá trình sinh nở và mãn kinh làm mềm nhão các cơ quanh vùng cơ quan niệu sinh dục.
Theo BS Huệ, són tiểu là do thoái hóa mô cơ, giãn dây chậu dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát, nước tiểu thoát ra bất thình lình không theo ý muốn khi ho, hắt hơi, cười, tập luyện thể thao, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ở nữ, bệnh són tiểu xảy ra do ảnh hưởng của việc mang thai, sinh con hoặc suy giảm nội tiết tố của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh khiến vùng sàn chậu yếu đi.
Có 2 loại són tiểu thường gặp: một là kiểu không kiểm soát được do gắng sức. Thường xảy ra ở phụ nữ do sự suy yếu của các cơ vùng tầng sinh môn và sơ thắt kiểm soát sự đi tiểu. Dưới ảnh hưởng gia tăng áp lực ổ bụng, nước tiểu tự động thoát ra ngoài. Hai là tiểu không kiểm soát so bàng quang (bọng đái) không ổn định hoặc hoạt động quá mức hoặc do bế tắc đường tiểu, thường xảy ra ở đàn ông tuổi lớn.
Một số thống kê cho cho thấy ở Hoa Kỳ chỉ có khoảng 50% những người bị són tiểu khai bệnh với bác sĩ để được điều trị. Tuy nhiên đây là một chứng bệnh không phải hiếm gặp. Khoảng 13 triệu người ở Hoa kỳ bị tiểu són. Hiện nay Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về bệnh này vì không có khám sàng lọc và người dân không đi khám nhưng con số thực tế có lẽ không kém phương tây. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tiểu són gây tâm lý ngại ngùng và phiền phức trong sinh hoạt của người bệnh.
Chính vì thế để tránh  bị đi tiểu nhiều, người bệnh cần tránh uống nước nhiều vào buổi tối, không uống quá 2 lít nước mỗi ngày nhất là ban đêm và trước khi đi ngủ; Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây chứng són tiểu: Rượu và các loại đồ uống có cồn, đồ uống và thực phẩm có chứa cafein, các thực phẩm có chứa chất chua… 
Hiện nay, đa số các trường hợp són tiểu có thể chữa trị khỏi. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường cơ của cơ quan kiểm soát sự đi tiểu theo lời khuyên của bác sĩ là đã có thể giải quyết được.
Khi mắc chứng són tiểu bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên về tiết niệu khám để chữa trị và nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa. 
aFamily

© 2021 FAP
  1,147,229       1/835