Sức khỏe

Rắc rối lớn đe dọa chị em trong "chuyện vợ chồng"

Một nửa trong số những chị em bị dị ứng tinh trùng là do không áp dụng biện pháp an toàn tình dục trong "chuyện vợ chồng".

Theo thống kê của các chuyên gia thuộc trường Đại Học Y Khoa Mỹ thì có khoảng 20.000 - 40.000 phụ nữ tại Mỹ bị dị ứng với tinh trùng. Thực chất nguyên nhân của hiện tượng này là dị ứng với protein trong tinh trùng của người nam. Một nửa trong số họ không áp dụng biện pháp an toàn tình dục trong "chuyện vợ chồng" nên những biểu hiện của dị ứng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, dị ứng tinh trùng thậm chí còn có thể xảy ra với những cặp vợ chồng khỏe mạnh, chiếm khoảng 2%.
Theo bác sĩ David Resnick, trưởng khoa dị ứng thuộc bệnh viện Presbyterian – NewYork – Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 50% phụ nữ dị ứng tinh trùng còn mắc những chứng bệnh dị ứng khác như dị ứng da, dị ứng thời tiết hoặc hen suyễn. Hầu hết chị em phụ nữ bị dị ứng tinh binh trong độ tuổi 20 – 30, trong số đó 41% bị dị ứng tinh trùng ngay trong lần đầu làm “chuyện ấy”.
 Những chứng bệnh viêm nhiễm, nhiễm nấm, ngứa hay bỏng rát ở “vùng kín” cũng có thể là biểu hiện của chứng dị ứng tinh trùng. Vì thế nó có thể khiến cho các người bị bệnh dễ nhầm lẫn giữa dị ứng tinh trùng và chứng bệnh lây lan qua đường tình dục.
Rắc rối lớn đe dọa chị em trong "chuyện vợ chồng" 1
Ảnh minh họa
Hiện tượng dị ứng tinh trùng cũng giống như những chứng bệnh dị ứng khác (dị ứng thực phẩm, dị ứng sữa…), biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác mẩn ngứa, bỏng rát khi tinh trùng tiếp xúc với da…Triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 20 – 30 phút khi tinh trùng được tiếp xúc với cơ thể người phụ nữ và có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày tùy từng trường hợp.
Khi bị dị ứng tinh trùng chị em có thể bị sưng rộp “vùng kín”, thậm chí sưng phù ở vùng mắt, tiêu chảy hay kèm theo cả hiện tượng khó thở.
Ngoài cảm giác đau rát khó chịu mà các chị em phụ nữ phải gánh chịu khi tiếp xúc với tinh trùng thì nó còn là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình thụ thai. Những người gặp hiện tượng này cần gặp bác sĩ để nhận được sự can thiệp và hỗ trợ.
Gần đây, bác sĩ Jonathan Bernstein – chuyên gia miễn dịch thuộc trường đại học Y Khoa Hoa Kỳ còn thử nghiệm phương pháp tiêm vacxin cho bệnh nhân bị dị ứng tinh trùng để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Phụ nữ bị dị ứng tinh trùng được yêu cầu tiêm vắc xin 2 lần/tuần trong vòng 2 tuần đầu và 1 lần/tuần cho những tuần sau đó. Kết quả cho thấy có những trường hợp chị em nhận được dấu hiệu tích cực từ phương pháp này, thế nhưng cũng có trường hợp thì vắc xin sẽ hết hiệu lực sau 72 giờ tiêm thuốc và khi ấy họ lại phải sử dụng bao cao su làm giải pháp tình thế.
Các chuyên gia cũng khuyên những người bị dị ứng tinh trùng nên nhanh chóng vệ sinh “vùng kín” sau khi “quan hệ” để đẩy tinh trùng ra khỏi khu vực "vùng kín", hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng.
Với những cặp vợ chồng gặp phải hiện tượng dị ứng tinh trùng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm mẫu tinh trùng giúp tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị. 
aFamily

© 2021 FAP
  1,145,765       1/1,030