Sau khi sinh, người phụ nữ có thể phải đối diện với nhiều thay đổi về sức khỏe, đặc biệt là sàn chậu. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết điều này.
Chủ quan nghĩ bệnh không quan trọng
Hiện nay có rất nhiều chị em sau sinh vì con nhỏ hoặc do bận rộn công việc khác mà không để ý đến chuyện thăm khám
sau sinh. Đó cũng là một trong những lý do khiến tình trạng sức khỏe của chị em ngày càng sa sút.
Sau một thời gian “ngại đi khám”, chị Vũ Thị Hồng, giáo viên (Tĩnh Gia- Thanh Hóa) đã phải đến bệnh viện đi khám về tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm rất bất tiện. Theo lời chia sẻ của chị, sau khi chị sinh con thứ 2, cơ thể chị về trạng thái ban đầu rất nhanh. Tuy nhiên chị lại mắc phải căn bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm mà không hiểu nguyên nhân. Tình trạng này kéo dài khiến chị vô cùng lo lắng. Khi đi khám chị mới được bác sĩ cho biết trong quá trình sinh nở và mang thai, khung sàn chậu của chị bị ảnh hưởng, tác động đến bàng quang nên đã gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.
Không như chị Hồng, chị Lan (Thường Tín – Hà Nội) lại bị
sa tử cung sau khi sinh đôi 2 bé. Do bận chăm con nên chị không đi khám cho dù cảm thấy khí chịu ở “vùng dưới”. Vì bị ảnh hưởng của việc sa tử cung nên mỗi lần “sinh hoạt vợ chồng” đều không thuận tiện. Điều này khiến vợ chồng chị nhiều khi cãi nhau. Chỉ đến khi đi khám chị mới biết do sàn chậu của chị yếu, lại bị tác động trong quá trình mang thai đôi nên sau khi sinh chị bị sa tử cung.
Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ, có một người bị són tiểu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu, trong đó cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên (sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng). (Số liệu trên website của bệnh viện Từ Dũ)
Theo BS Vũ Quốc Tuấn (Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội), sàn chậu là phần đáy khung chậu, cấu thành bởi các cơ và dây chằng. Sa sàn chậu được hiểu là sự giãn ra của các cơ và dây chằng vốn có chức năng giữ cho các cơ quan ở vùng chậu (gồm tử cung, bọng đái, ống đái, âm đạo và trực tràng) của phụ nữ nằm đúng vị trí của chúng.
Tình trạng sa trệ vùng chậu xuất phát từ nhiều nguyên nhân là do
quá trình lão hóa, mãn kinh, sinh nhiều, những tổn thương kéo dài trong quá trình lao động hoặc sinh đẻ… và một số nguyên nhân khác.
Các cơ quan vùng chậu bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, niệu đạo, ruột non, và trực tràng. Các cơ quan này được nâng đỡ bởi các cơ và “cân” (lớp mô liên kết) của sàn chậu. Các cơ và “cân” nâng đỡ có thể bị rách, giãn hoặc suy yếu vì lão hóa dẫn đến bệnh sa sàn chậu. Các vấn đề về sàn chậu thường kết hợp với sa các trong vùng chậu do các cơ và cân không còn khả năng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Kết quả là, các cơ quan vùng chậu có thể bị sa ra ngoài.
Sau khi sinh, người phụ nữ có thể phải đối diện với nhiều thay đổi về sức khỏe, đặc biệt là sàn chậu. Ảnh minh họa
Phụ nữ sau sinh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Nguyên nhân chính gây ra sa tạng vùng chậu là do
sinh con. Những phụ nữ sinh con ngả âm đạo thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề về vùng chậu cao hơn những người đã sinh mổ. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây sa tạng sàn chậu. như đã từng phẫu thuật vùng chậu, thời kỳ mãn kinh, các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng, như là thừa cân hoặc béo phì, táo bón và đi tiêu khó khăn, và ho mãn tính…
Với những phụ nữ sau sinh rất hay bị sa sàn chậu vì trong thời gian mang thai, trọng lượng của em bé lớn dần sẽ gây áp lực cho vùng sàn chậu, thêm vào đó hormon thai kỳ làm giãn các dây chằng xung quanh vùng này.
Những triệu chứng phổ biến nhất bệnh sa vùng chậu ở đường tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh nhân đi tiểu thường xuyên và không kiểm soát được. Tình trạng đi tiểu không kiểm soát có thể xuất hiện cả trong lúc nghỉ ngơi (mà không có dấu hiệu cảnh báo) hoặc trong lúc mệt mỏi, căng thẳng, lúc cười to, hắt hơi hay đơn giản chỉ là đứng lên để thay đổi vị trí.
Nếu tình trạng sa trệ ở mức độ nặng, chị em cảm giác đầy bụng, thậm chí là các cơn đau ở âm đạo hoặc ở trực tràng. Trong trường hợp này, nước tiểu rất khó lưu thông, người bệnh sẽ thường xuyên đi tiểu không kiểm soát. Nguyên nhân là do bọng đái hoặc tử cung bị sa, gây chèn ép hoặc thắt chặt ống đái nên nước tiểu không thể chảy dễ dàng như bình thường như bệnh trên.
Cùng với những triệu chứng ở ruột và đường tiết niệu, phụ nữ bị sa sàn chậu còn thường xuyên gặp rắc rối trong chức năng tình dục. Biểu hiện phổ biến nhất của vấn đề này bao gồm những cơn đau ở âm đạo, đau ở vùng xương chậu, mất cảm giác ở âm đạo, sa tử cung khó hoặc không thể đạt được cảm giác cực khoái.
Vì thế chị em sau sinh, cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không lao động sớm trước ba tháng. Nếu công việc mưu sinh là loại nặng nhọc vất vả thì chỉ nên làm việc trở lại sau khi sinh nở được 6 tháng.
Chị em cũng cần tránh lao động quá nặng nhọc liên tục. Hoặc phải thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều.
Ngoài ra, ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy…